Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal gặp gỡ Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở TP.HCM hôm 4/5/2015.
RFA | 17.10.2016
Trong một văn thư ngày 5/10 vừa qua, hai vị dân biểu Hoa Kỳ, ông Edward Royce và ông Alan Lowenthal, yêu cầu ngoại trưởng Mỹ sử dụng thẩm quyền theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt vì thiếu tự do tôn giáo một cách nghiêm trong.
Tụt dốc về tự do tôn giáo
Dân biểu Ed Royce là Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lwenthal là thanh viên ủy ban này. Trả lời Thanh Trúc trong bài phỏng vấn thực hiện tuần này, Dân biểu Alan Lowenthal nói:
“Như quí vị biết, thể theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế mà Quốc hội Mỹ thông qua năm 1998, Việt Nam bị đưa vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm vì không có tự do tôn giáo CPC.
Năm 2006 tên Việt Nam được rút ra khỏi danh sách CPC ngay trước khi bước vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO, với cam kết sẽ minh bạch hơn cũng như tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân hơn.
Đáng tiếc thay vì tốt hơn thì đã có sự tuột dốc nghiêm trọng trong nhiều năm qua về tự do tôn giáo ở Việt Nam, điển hình mới đây nhất là vụ đập phá và giải tỏa chùa Liên Trì mà quí vị có nghe thấy.”
Đáng tiếc thay vì tốt hơn thì đã có sự tuột dốc nghiêm trọng trong nhiều năm qua về tự do tôn giáo ở Việt Nam, điển hình mới đây nhất là vụ đập phá chùa Liên Trì.
DB Alan Lowenthal
Thanh Trúc: Ông nói nhiều, thế còn những vụ việc nào nữa mà ông cho là Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo tính đến lúc này?
DB Alan Lowenthal: Chúng tôi còn nhận thấy Việt Nam tiếp tục giam giữ Mục sư Nguyễn Công Chính của Hội Thánh Tin Lành Lutheran, vợ ông ta bị đánh đập và bị sách nhiễu, việc đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ tiếp tục bị quản thúc tại gia.
Cần nói rõ Hòa thượng Thích Quảng Độ là vị lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà Hà Nội đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Gần đây nữa là Việt Nam phủ nhận tất cả những tổ chức tôn giáo độc lập không chịu theo đường lối và chính sách kiểm soát đạo giáo của nhà cầm quyền.
Đó là chưa nói đến những vụ đàn áp, bắt bớ, đặc biệt hành hung tất cả những người bất đồng chính kiến mà Hà Nội cho là dám thách thức quyền lực của họ.
Những điều này từng được Ủy hội Quốc tế Mỹ về Tự do Tôn giáo Thế giới USCIRF nêu rõ trong phúc trình thường niên mấy năm nay.
Tôi nghĩ trong một thời gian dài Việt Nam đã càng ngày càng không thể chứng tỏ được thiện chí cũng như nỗ lực cải thiện tình hình tự do tôn giáo cho người dân của họ.
Đó là lý do Dân biểu Ed Royce và tôi đều đồng ý là đã đến lúc phải đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì chính sách bất dung tôn giáo của họ.
Và nếu như Việt Nam không muốn tên mình bị nêu trở lại trên danh sách CPC thì họ phải cố gắng thay đổi tình trạng thiếu tự do tôn giáo mà chính họ đã không muốn thực hiện bao lâu nay.
Áp lực trong – ngoài
Thanh Trúc: Thưa Dân biểu Lowenthal, một ngày sau khi lá thư của ông cũng như của Dân biểu Ed Royce được gởi đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ với đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, thì một thư ngỏ khác với chữ ký của 54 tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự ở trong và ngoài Việt Nam cũng được gởi đến Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, trình bày quan điểm của họ về Dự Thảo Luật Tôn Giáo và Tín Ngưỡng mà Quốc hội Việt Nam có kế hoạch thông qua. Ông nghĩ sao về điều này?
DB Alan Lowenthal: Tôi đồng ý với những tổ chức đó, chúng ta thấy Việt Nam tiếp tục đẫy mạnh dự thảo luật về tôn giáo.
Thay vì nới rộng quyền tự do tín ngưỡng tự do thờ phượng thì dự thảo luật lại nhắm đến việc làm tăng ảnh hưởng và sự kềm chế của chính phủ đối với mọi sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo lớn nhỏ.
Chúng tôi mong việc chỉ định Việt Nam trở lại danh sách CPC có thể là một hành động quyết liệt khiến lập pháp Việt Nam, những người đang soạn thảo dự luật nhằm đưa ra luật mới về tôn giáo, buộc mình phải kính nễ và biết tôn trọng sự tự do cũng như quyền thể hiện đức tin mà người dân đáng được hưởng.
Thanh Trúc: Ông nghĩ thư của ông và dân biểu Ed Royce cùng lúc với thư phản đối của 54 tổ chức tôn giáo liệu có đủ tạo áp lực để Việt Nam thay đổi thái độ bất dung tôn giáo của họ?
DB Alan Lowenthal: Chúng tôi thực sự không tin tưởng mấy vì nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp các tôn giáo cũng như không nương tay chút nào trong việc đe dọa trấn áp các bloggers ở trong nước.
Nếu như Việt Nam không muốn tên mình bị nêu trở lại trên danh sách CPC thì họ phải cố gắng thay đổi tình trạng thiếu tự do tôn giáo.
DB Alan Lowenthal
Tôi cũng muốn nói rằng tuần trước Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius cũng đã có văn bản bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của ông trước phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam chống lại những nhà hoạt động nhân quyền và những người biểu tình ôn hòa, đặc biệt chuyện mới rồi là bắt giữ blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Càng làm như thế thì Việt Nam càng chứng tỏ họ không từ bỏ chính sách phong tỏa những quyền tự do cá nhân như quyền dân sự và quyền chính trị của công dân Việt Nam.
Tôi nghĩ cần phải gởi một thông điệp cho chính phủ Việt Nam để khuyến cáo là mọi chuyện tồi tệ như vậy đang được theo dõi, rằng ngoại trưởng Mỹ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do, trong đó tự do tôn giáo là điều quan trọng nhất.
Những bước tiếp theo
Thanh Trúc: Nhưng, như ông đã thấy và đã nói, vậy nếu Việt Nam không chịu thay đổi thì quí vị có thể làm gì hơn?
DB Alan Lowenthal: Việt Nam có cái nhìn khá cởi mở về cộng đồng LGBT tức giới đồng tính luyến ái và chuyển giới mà tôi cho đó là một bước tích cực.
Mặt khác những hành động gọi là kinh khủng như bịt miệng đối lập, không khoan nhượng đối với cá nhân hoặc các tổ chức dân sự, các tổ chức tôn giáo, điển hình rõ nét nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là áp lực phải liên tục đặt lên đôi vai của nhà cầm quyền Việt Nam, buộc họ phải thay đổ.
Tôi nghĩ không phải vì bên ngoài nêu vấn đề mà Việt Nam gia tăng đàn áp tôn giáo và bỏ tù những người không tuân theo họ. Vấn đề là nếu chúng ta tiếp tục mạnh mẽ lên tiếng ngay sau mỗi lần chuyện tồi tệ xảy ra thì may ra Việt Nam có thể chùn tay.
October 18, 2016
Dân biểu Mỹ đề nghị đưa Việt Nam vào lại CPC
by HR Defender • [Human Rights]
Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal gặp gỡ Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở TP.HCM hôm 4/5/2015.
RFA | 17.10.2016
Trong một văn thư ngày 5/10 vừa qua, hai vị dân biểu Hoa Kỳ, ông Edward Royce và ông Alan Lowenthal, yêu cầu ngoại trưởng Mỹ sử dụng thẩm quyền theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt vì thiếu tự do tôn giáo một cách nghiêm trong.
Tụt dốc về tự do tôn giáo
Dân biểu Ed Royce là Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lwenthal là thanh viên ủy ban này. Trả lời Thanh Trúc trong bài phỏng vấn thực hiện tuần này, Dân biểu Alan Lowenthal nói:
“Như quí vị biết, thể theo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế mà Quốc hội Mỹ thông qua năm 1998, Việt Nam bị đưa vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm vì không có tự do tôn giáo CPC.
Năm 2006 tên Việt Nam được rút ra khỏi danh sách CPC ngay trước khi bước vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO, với cam kết sẽ minh bạch hơn cũng như tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân hơn.
Đáng tiếc thay vì tốt hơn thì đã có sự tuột dốc nghiêm trọng trong nhiều năm qua về tự do tôn giáo ở Việt Nam, điển hình mới đây nhất là vụ đập phá và giải tỏa chùa Liên Trì mà quí vị có nghe thấy.”
Thanh Trúc: Ông nói nhiều, thế còn những vụ việc nào nữa mà ông cho là Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo tính đến lúc này?
DB Alan Lowenthal: Chúng tôi còn nhận thấy Việt Nam tiếp tục giam giữ Mục sư Nguyễn Công Chính của Hội Thánh Tin Lành Lutheran, vợ ông ta bị đánh đập và bị sách nhiễu, việc đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ tiếp tục bị quản thúc tại gia.
Cần nói rõ Hòa thượng Thích Quảng Độ là vị lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà Hà Nội đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Gần đây nữa là Việt Nam phủ nhận tất cả những tổ chức tôn giáo độc lập không chịu theo đường lối và chính sách kiểm soát đạo giáo của nhà cầm quyền.
Đó là chưa nói đến những vụ đàn áp, bắt bớ, đặc biệt hành hung tất cả những người bất đồng chính kiến mà Hà Nội cho là dám thách thức quyền lực của họ.
Những điều này từng được Ủy hội Quốc tế Mỹ về Tự do Tôn giáo Thế giới USCIRF nêu rõ trong phúc trình thường niên mấy năm nay.
Tôi nghĩ trong một thời gian dài Việt Nam đã càng ngày càng không thể chứng tỏ được thiện chí cũng như nỗ lực cải thiện tình hình tự do tôn giáo cho người dân của họ.
Đó là lý do Dân biểu Ed Royce và tôi đều đồng ý là đã đến lúc phải đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì chính sách bất dung tôn giáo của họ.
Và nếu như Việt Nam không muốn tên mình bị nêu trở lại trên danh sách CPC thì họ phải cố gắng thay đổi tình trạng thiếu tự do tôn giáo mà chính họ đã không muốn thực hiện bao lâu nay.
Áp lực trong – ngoài
Thanh Trúc: Thưa Dân biểu Lowenthal, một ngày sau khi lá thư của ông cũng như của Dân biểu Ed Royce được gởi đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ với đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, thì một thư ngỏ khác với chữ ký của 54 tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự ở trong và ngoài Việt Nam cũng được gởi đến Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, trình bày quan điểm của họ về Dự Thảo Luật Tôn Giáo và Tín Ngưỡng mà Quốc hội Việt Nam có kế hoạch thông qua. Ông nghĩ sao về điều này?
DB Alan Lowenthal: Tôi đồng ý với những tổ chức đó, chúng ta thấy Việt Nam tiếp tục đẫy mạnh dự thảo luật về tôn giáo.
Thay vì nới rộng quyền tự do tín ngưỡng tự do thờ phượng thì dự thảo luật lại nhắm đến việc làm tăng ảnh hưởng và sự kềm chế của chính phủ đối với mọi sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo lớn nhỏ.
Chúng tôi mong việc chỉ định Việt Nam trở lại danh sách CPC có thể là một hành động quyết liệt khiến lập pháp Việt Nam, những người đang soạn thảo dự luật nhằm đưa ra luật mới về tôn giáo, buộc mình phải kính nễ và biết tôn trọng sự tự do cũng như quyền thể hiện đức tin mà người dân đáng được hưởng.
Thanh Trúc: Ông nghĩ thư của ông và dân biểu Ed Royce cùng lúc với thư phản đối của 54 tổ chức tôn giáo liệu có đủ tạo áp lực để Việt Nam thay đổi thái độ bất dung tôn giáo của họ?
DB Alan Lowenthal: Chúng tôi thực sự không tin tưởng mấy vì nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp các tôn giáo cũng như không nương tay chút nào trong việc đe dọa trấn áp các bloggers ở trong nước.
Tôi cũng muốn nói rằng tuần trước Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius cũng đã có văn bản bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của ông trước phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam chống lại những nhà hoạt động nhân quyền và những người biểu tình ôn hòa, đặc biệt chuyện mới rồi là bắt giữ blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Càng làm như thế thì Việt Nam càng chứng tỏ họ không từ bỏ chính sách phong tỏa những quyền tự do cá nhân như quyền dân sự và quyền chính trị của công dân Việt Nam.
Tôi nghĩ cần phải gởi một thông điệp cho chính phủ Việt Nam để khuyến cáo là mọi chuyện tồi tệ như vậy đang được theo dõi, rằng ngoại trưởng Mỹ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do, trong đó tự do tôn giáo là điều quan trọng nhất.
Những bước tiếp theo
Thanh Trúc: Nhưng, như ông đã thấy và đã nói, vậy nếu Việt Nam không chịu thay đổi thì quí vị có thể làm gì hơn?
DB Alan Lowenthal: Việt Nam có cái nhìn khá cởi mở về cộng đồng LGBT tức giới đồng tính luyến ái và chuyển giới mà tôi cho đó là một bước tích cực.
Mặt khác những hành động gọi là kinh khủng như bịt miệng đối lập, không khoan nhượng đối với cá nhân hoặc các tổ chức dân sự, các tổ chức tôn giáo, điển hình rõ nét nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là áp lực phải liên tục đặt lên đôi vai của nhà cầm quyền Việt Nam, buộc họ phải thay đổ.
Tôi nghĩ không phải vì bên ngoài nêu vấn đề mà Việt Nam gia tăng đàn áp tôn giáo và bỏ tù những người không tuân theo họ. Vấn đề là nếu chúng ta tiếp tục mạnh mẽ lên tiếng ngay sau mỗi lần chuyện tồi tệ xảy ra thì may ra Việt Nam có thể chùn tay.