Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (giữa) là người đại diện theo ủy quyền của ngư dân trong vụ kiện Formosa
BBC | 28.9.2016
Linh mục dẫn dắt việc khởi kiện Formosa trả lời BBC sau khi Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh tiếp nhận hàng trăm bộ hồ sơ của ngư dân.
Hôm 27/9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân và có biên bản xác nhận đơn khởi kiện.
Cùng ngày, trả lời BBC từ Hà Tĩnh, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, người đại diện theo ủy quyền của ngư dân, nói: “Việc ngư dân khởi kiện Formosa không phải vì lợi ích cá nhân của họ mà vì dân tộc và giống nòi.”
“Chỉ cần một người bị bệnh tật do thảm họa cá chết cũng là vấn đề của nhân loại.”
“Lẽ ra nếu Việt Nam có dân chủ thật sự thì vụ kiện này phải do chính phủ khởi kiện chứ không phải người dân.”
“Tòa án xác nhận với tôi rằng sau 30 ngày kể từ hôm nay, họ sẽ trả lời là thụ lý đơn kiện hay chuyển lên tòa cấp cao hơn.”
“Án phí cho vụ kiện dự trù lên đến 4 tỷ đồng.”
‘Thế lưỡng nan’
Hôm 27/9, một nhà hoạt động quan tâm vụ việc, Nguyễn Anh Tuấn, nhận định với BBC: “Chính quyền đang ở thế lưỡng nan trước vụ kiện này.”
“Đấu tranh pháp lý không phải là lựa chọn đầu tiên của người dân miền Trung trong vụ việc, song lại là lựa chọn khả dĩ duy nhất sau khi chính phủ thất bại trong việc đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm đạt được công lý.”
Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.
“Nếu để tòa án hoạt động độc lập chắc chắn họ sẽ thụ lý đơn của người dân và khả năng rất cao là tuyên Formosa thua kiện, trước những chứng cứ rõ ràng về sai phạm của tập đoàn này.”
“Một phán quyết như vậy, sẽ kéo theo một cơn lũ đơn kiện đến từ hàng triệu người dân miền Trung khác đã, đang và sẽ chịu thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp, gồm các ngành dịch vụ như lữ hành, lưu trú, nhà hàng“.
“Ngược lại, nếu thao túng tòa án để không thụ lý đơn, chính quyền sẽ xuất hiện trước công chúng như một tổ chức bất chấp công lý và sự khốn khổ của người dân để bảo vệ đến cùng Formosa.”
Vụ kiện cũng được tường thuật trên truyền thông nhà nước tại Việt Nam.
Báo Pháp Luật TP. HCM hôm 27/9 dẫn lời ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết: “Hiện tình hình an ninh trật tự đang ổn định bình thường, TAND thị xã đang tiếp nhận đơn của người dân.”
“Hiện Tòa án đang tiếp nhận đơn, còn nội dung đơn khởi kiện chưa tổng hợp kịp, tối nay mới tổng hợp đơn. Hiện đã nhận đơn trên 200 đơn. Trong đó chủ yếu người dân Nghệ An đi xe đăng ký ở Nghệ An vào nộp đơn,” ông Hà nói.
Ông nói thêm: “Công dân có quyền nộp đơn thì Tòa án tiếp nhận đúng theo quy định , sau đó mới xem xét thụ lý.”
Trước đó, chính phủ Việt Nam nói Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã chuyển đủ 500 triệu đôla bồi thường cho phía Việt Nam.
Formosa, công ty Đài Loan, đã chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung.
Chủ tịch Công ty Formosa cam kết thực hiện bồi thường 500 triệu đôla cho thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.
September 28, 2016
Tòa Kỳ Anh nhận đơn kiện Formosa
by HR Defender • [Human Rights]
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam (giữa) là người đại diện theo ủy quyền của ngư dân trong vụ kiện Formosa
BBC | 28.9.2016
Linh mục dẫn dắt việc khởi kiện Formosa trả lời BBC sau khi Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh tiếp nhận hàng trăm bộ hồ sơ của ngư dân.
Hôm 27/9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân và có biên bản xác nhận đơn khởi kiện.
Cùng ngày, trả lời BBC từ Hà Tĩnh, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, người đại diện theo ủy quyền của ngư dân, nói: “Việc ngư dân khởi kiện Formosa không phải vì lợi ích cá nhân của họ mà vì dân tộc và giống nòi.”
“Chỉ cần một người bị bệnh tật do thảm họa cá chết cũng là vấn đề của nhân loại.”
“Lẽ ra nếu Việt Nam có dân chủ thật sự thì vụ kiện này phải do chính phủ khởi kiện chứ không phải người dân.”
“Tòa án xác nhận với tôi rằng sau 30 ngày kể từ hôm nay, họ sẽ trả lời là thụ lý đơn kiện hay chuyển lên tòa cấp cao hơn.”
“Án phí cho vụ kiện dự trù lên đến 4 tỷ đồng.”
‘Thế lưỡng nan’
Hôm 27/9, một nhà hoạt động quan tâm vụ việc, Nguyễn Anh Tuấn, nhận định với BBC: “Chính quyền đang ở thế lưỡng nan trước vụ kiện này.”
“Đấu tranh pháp lý không phải là lựa chọn đầu tiên của người dân miền Trung trong vụ việc, song lại là lựa chọn khả dĩ duy nhất sau khi chính phủ thất bại trong việc đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm đạt được công lý.”
Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.
“Nếu để tòa án hoạt động độc lập chắc chắn họ sẽ thụ lý đơn của người dân và khả năng rất cao là tuyên Formosa thua kiện, trước những chứng cứ rõ ràng về sai phạm của tập đoàn này.”
“Một phán quyết như vậy, sẽ kéo theo một cơn lũ đơn kiện đến từ hàng triệu người dân miền Trung khác đã, đang và sẽ chịu thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp, gồm các ngành dịch vụ như lữ hành, lưu trú, nhà hàng“.
“Ngược lại, nếu thao túng tòa án để không thụ lý đơn, chính quyền sẽ xuất hiện trước công chúng như một tổ chức bất chấp công lý và sự khốn khổ của người dân để bảo vệ đến cùng Formosa.”
Vụ kiện cũng được tường thuật trên truyền thông nhà nước tại Việt Nam.
Báo Pháp Luật TP. HCM hôm 27/9 dẫn lời ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết: “Hiện tình hình an ninh trật tự đang ổn định bình thường, TAND thị xã đang tiếp nhận đơn của người dân.”
“Hiện Tòa án đang tiếp nhận đơn, còn nội dung đơn khởi kiện chưa tổng hợp kịp, tối nay mới tổng hợp đơn. Hiện đã nhận đơn trên 200 đơn. Trong đó chủ yếu người dân Nghệ An đi xe đăng ký ở Nghệ An vào nộp đơn,” ông Hà nói.
Ông nói thêm: “Công dân có quyền nộp đơn thì Tòa án tiếp nhận đúng theo quy định , sau đó mới xem xét thụ lý.”
Trước đó, chính phủ Việt Nam nói Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã chuyển đủ 500 triệu đôla bồi thường cho phía Việt Nam.
Formosa, công ty Đài Loan, đã chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung.
Chủ tịch Công ty Formosa cam kết thực hiện bồi thường 500 triệu đôla cho thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.