Theo nhóm nghiên cứu của BKAV, các nhu liệu độc hại này giả mạo các nhu liệu chống virus sau khi đột nhập vào các máy tính, nối với máy chủ thông qua tên miền dcsvn.org. Nhu liệu của tin tặc có thể thu thập tất cả các mật khẩu, và cho phép họ kiểm soát các máy tính từ xa.
Phó Giám đốc bộ phận an ninh mạng của BKAV Ngô Tuấn Anh cho biết, họ đã cảnh cáo các tổ chức thương mại, cơ quan công quyền của nhà nước Cộng sản Việt Nam, các viện nghiên cứu và các ngân hàng nhiều lần, từ khi khám phá ra vụ nhu liệu gián điệp hoạt động trong hệ thống máy tính của Việt Nam hồi giữa năm 2012.
Vụ hàng loạt máy tính đặt tại các phi trường của Việt Nam bị tin tặc tấn công hai tuần trước đây đã buộc nhiều hãng hàng không phải yêu cầu hành khách làm thủ tục lên phi cơ bằng tay. Bộ An Ninh Công Cộng CSVN nói rằng tin tặc đánh cắp và làm dò rỉ thông tin của hơn 400 ngàn khách hàng quan trọng của Vietnam Airlines.
Nhà nước cho biết cuộc tấn công này là do nhóm hacker Trung Cộng 1937cn thực hiện. Nhưng cũng có dư luận cho rằng có thể đây là cuộc đấu đá nội bộ trong đảng CSVN.
Sau khi sự việc xảy ra, nhóm tin tặc Trung Cộng 1937CN đăng tuyên bố trên trang Facebook của nhóm vào chiều 1/8 và phủ nhận vụ tấn công mạng Vietnam Airlines hôm 29/7.
Các sự cố nghiêm trọng này xảy ra vài ngày sau khi lãnh sự quán Trung Cộng tại Sài Gòn yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã viết từ chửi tục vào hộ chiếu của du khách Trung Cộng.
Theo huffingtonpost.com, vụ tin tặc này giống như một “trận chiến Biển Đông trên internet” giữa Việt Nam và Trung Cộng.
Song Châu / SBTN
August 10, 2016
Tin tặc đưa nhu liệu độc vào websites của nhà nước, tổ chức tài chính CSVN
by HR Defender • [Human Rights]
Website của Vietnam Airlines bị tin tặc hôm 29/7. (Hình: BBC)
SBTN | 9.8.2016
Công ty kỹ thuật tin học Việt Nam- BKAV hôm 8/8 nói rằng vụ tin tặc tấn công hãng hàng không Vietnam Airlines, nay cũng đã xâm nhập vào các trang mạng của nhà nước Cộng sản Việt Nam, các tổ hợp tài chính, ngân hàng, viện nghiên cứu của hệ thống trường đại học.
Theo nhóm nghiên cứu của BKAV, các nhu liệu độc hại này giả mạo các nhu liệu chống virus sau khi đột nhập vào các máy tính, nối với máy chủ thông qua tên miền dcsvn.org. Nhu liệu của tin tặc có thể thu thập tất cả các mật khẩu, và cho phép họ kiểm soát các máy tính từ xa.
Phó Giám đốc bộ phận an ninh mạng của BKAV Ngô Tuấn Anh cho biết, họ đã cảnh cáo các tổ chức thương mại, cơ quan công quyền của nhà nước Cộng sản Việt Nam, các viện nghiên cứu và các ngân hàng nhiều lần, từ khi khám phá ra vụ nhu liệu gián điệp hoạt động trong hệ thống máy tính của Việt Nam hồi giữa năm 2012.
Vụ hàng loạt máy tính đặt tại các phi trường của Việt Nam bị tin tặc tấn công hai tuần trước đây đã buộc nhiều hãng hàng không phải yêu cầu hành khách làm thủ tục lên phi cơ bằng tay. Bộ An Ninh Công Cộng CSVN nói rằng tin tặc đánh cắp và làm dò rỉ thông tin của hơn 400 ngàn khách hàng quan trọng của Vietnam Airlines.
Nhà nước cho biết cuộc tấn công này là do nhóm hacker Trung Cộng 1937cn thực hiện. Nhưng cũng có dư luận cho rằng có thể đây là cuộc đấu đá nội bộ trong đảng CSVN.
Sau khi sự việc xảy ra, nhóm tin tặc Trung Cộng 1937CN đăng tuyên bố trên trang Facebook của nhóm vào chiều 1/8 và phủ nhận vụ tấn công mạng Vietnam Airlines hôm 29/7.
Các sự cố nghiêm trọng này xảy ra vài ngày sau khi lãnh sự quán Trung Cộng tại Sài Gòn yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã viết từ chửi tục vào hộ chiếu của du khách Trung Cộng.
Theo huffingtonpost.com, vụ tin tặc này giống như một “trận chiến Biển Đông trên internet” giữa Việt Nam và Trung Cộng.
Song Châu / SBTN