Trong một nền chính trị tập quyền chuyên chính thì hiếm khi nào tạo thuận lợi cho bất cứ một cá nhân hay một tập thể nào đối đầu hay thậm chí đối thoại với nó, thằng thắn vạch ra những sai lầm của nó. Đó là nền chính trị mà chỉ có một sự đối thoại duy nhất làm chuẩn mực là đó là những lời tự nói cho nhau nghe của những người trong hệ thống chính trị dưới sự chỉ huy của Đảng Cộng sản, chỉ có thể có Đảng viên nói cho cho nhau nghe và nhất nhất cùng thi hành quyền lực chuyên chính, có thể nói đó là một nền “dân chủ Đảng viên” đúng nghĩa.
Nhưng điều trên xảy ra không phải là ngẫu nhiên vô cớ, có những lý do liên quan đến tính lịch sử mà chúng dẫn đến sự thể là đến tận hôm nay nền chính trị Việt Nam vẫn phần lớn là rơi vào hoàn cảnh bị mắc kẹt vào sự chuyên chính, đời sống của nhân dân vẫn phần lớn bị chi phối bởi một hệ thống nào đó mà nó đã thay mặt nhân dân, nhân danh nhân dân để thi hành bất cứ những gì mà nó thấy cần thiết và tất nhiên là dưới danh nghĩa “nhân dân” mà thực hiện và dần dần nó đã trở nên “lờn” và bộc lộ ra bản chất toàn trị của nó. Điều này cũng làm chúng ta giật mình nhớ ra một điều rằng thật ra trong lịch sử chúng ta cũng chưa bao giờ có được một nền chính trị dân chủ thật sự, chúng ta đã đắm chìm vào cái “Thiên mệnh” của Nho giáo ở đó các tầng lớp nhân dân xem quyền lực nhà vua là không thể chối cãi và kháng cự, chỉ có thể tòng phục và khi chúng ta khoác cho mình chiếc áo mới trong lịch sử hiện đại thì quyền lực lại rơi vào tay một nền chính trị nhất nguyên chuyên chính của Đảng Cộng sản. Vậy thì cho dù nhiều thời kỳ lịch sử trôi quan nhưng chúng ta thực chất vẫn bị dính vào cái “dớp” của nền chính trị không hề có dân chủ, nó chỉ ẩn nấp dưới dạng khác nhau, chỉ là từ “quyền lực quân chủ” sang “quyền lực Đảng” mà thôi, tuy là hai nền chính trị khác nhau nhưng bản chất quyền lực vẫn là sự tập quyền, từ “chuyên chế” của phong kiến sang “chuyên chính” của Đảng, lúc trước thì chính quyền phong kiến nhân danh “Thiên mệnh” còn bây giờ thì chuyển sang nhân danh “nhân dân” .
Mãi cho đến khi trong các tầng lớp nhân dân (đặc biệt là những người trí thức) trong đó có một số bộ phận nhận ra rằng họ cảm thấy bị nhân danh quá nhiều, quyền lực trong một xã hội trong nay mai phải tiến đến những giá trị tự do-dân chủ thì nên nằm vào tay nhân dân thật sự và chính quyền với sự chuyên chính bấy lâu nay đã không cho họ thấy được điều đó và khi họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh cho những cái họ xứng đáng phải có thì ngay lập tức họ đã bị chính quyền tống giam ngay lập tức, những người hô hào khẩu hiệu “công bộc nhân dân” đã trở nên là những người tống nhân dân vào tù !
Đó có thể nói là tình cảnh đang diễn ra ở xã hội Việt Nam, các tầng lớp nhân dân đã quá quen và cam chịu với việc cho hệ thống quyền lực áp đặt quyền cai trị vào bản thân mình chứ chưa hề làm quen với việc khái niệm quyền làm chủ quyền lực thật sự, khẩu hiệu “tất cả quyền lực vào tay nhân dân” chỉ mãi là khẩu hiệu chứ chưa hề được thành hiện thực và điều này họa chăng chỉ mới được báo động bởi một số tầng lớp có hiểu biết trong xã hội nhận ra, thật sự là chỉ những con người có tinh thần cấp tiến nhất và can đảm nhất mới có thể có những tiếng nói đòi lại những giá trị dân chủ và tự do mà người dân xứng đáng phải có, đó là những người như Nguyễn Quang A, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, giáo sư Tương Lai….. chứ phần nhiều trong nhân dân vẫn không dám cất lên tiếng nói của mình, có thể nói những giai đoạn mà nền chính trị toàn trị đã áp đặt lên lịch sử Việt Nam đã để lại một vết hằn và di chứng khá lớn cho tâm thức người Việt. Đó là một sự bi kịch trong��tiến trình xây dựng một nền dân chủ thật sự cho Việt Nam khi mà người dân vẫn chưa có tiếng nói mạnh mẽ mà vẫn là sự cam chịu, họ vẫn chưa thể quen được với việc phải lên tiếng đấu tranh vì quyền lợi của họ, họ có thể không dám đối mặt với cường quyền, bởi lẽ sự cường quyền trong những năm tháng toàn trị đã khiến họ biết rằng tuân phục thì vẫn tốt hơn, nhắm mắt làm ngơ trước những quyền lợi của mình đã bị xâm phạm….
Chúng ta có thể thấy rằng qua cuộc vận động bầu cử đại biểu quốc hội vừa rồi thì tuy số người ứng cử tự do có tăng lên so với các năm và điều này đã cho thấy một sự khả quan khi đã có nhiều người trong tầng lớp nhân dân đã nhận thức được quyền làm chủ của họ và sẵn sàng xông pha ứng cử và cũng được nhiều người và dư luận xã hội ủng hộ, nhưng dường như ở họ chúng ta vẫn cảm thấy một sự lẻ loi nhất định ví như rất nhiều ứng viên đã bị cả một tập thể đấu tố, phân biệt trong quá trình tiến hành Hội nghị cử tri, những ứng viên tự do đã lần lượt bị loại khỏi cuộc chơi bởi những lần Hiệp thương mà thực chất là một quá trình thải loại những người mà hệ thống chính trị của Đảng thấy không phù hợp và khi đó vai trò của tiếng nói của người dân ở đâu ?
Người dân đã chẳng dám lên tiếng mà có khi họ còn là những người ở trong những buổi “đấu tố” những ứng viên tự do, và qua sự thể này chúng ta đã biết được sự lợi hại, nguy hiểm mà sự toàn trị đã áp đặt lên tâm thức của người dân, nó khiến cho phần đông mọi người không nhận ra được sự thật hoặc dẫu có nhận ra cũng không dám có tiếng nói và khi bàn về điều này. Có lần tiến sỹ Nguyễn Quang A, cũng là một gương mặt tiêu biểu cho các ứng viên tự do đại biểu quốc hội trong một buổi trả lời qua kênh truyền hình Youtube BBC đã nói “……nếu người dân cứ bảo quy định là như thế không thể nào làm khác được thì số phận của dân tộc này đành phải chịu làm nô lệ suốt mà thôi, nếu mà người dân im miệng lại, không cất lên tiếng nói, không đấu tranh thì nó là như vậy, cho nên tôi nghĩ rằng đến bao giờ sẽ có cạnh tranh, nếu để yên cho Đảng Cộng sản làm thì họ chả bao giờ để cho ai cạnh tranh cả”.
Vì thế sợ hãi toàn trị là một điều mà cả dân tộc Việt Nam phải vượt qua, người dân Việt Nam phải có dũng khí đấu tranh chống lại sự cường quyền chuyên chính và sự xâm phạm vào các quyền lợi của họ, đồng thời dám cất lên tiếng nói thúc đẩy tự do- dân chủ-nhân quyền, và để làm được điều đó thì cần rất nhiều những người sẵn sàng tiên phong, cần nhiều hơn sự xuất hiện của những tổ chức xã hội dân sự với vai trò là nơi tập hợp và là cầu nối cho những người trí thức, giới đấu tranh ôn hòa với chính quyền, hãy cố gắng làm sao cho để những người dám đứng lên đấu tranh không còn chỉ là thiểu số trong xã hội.
Lữ Hành Gia
June 11, 2016
Sợ hãi toàn trị là bi kịch của người Việt
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VNTB | 11-06-2016
Trong một nền chính trị tập quyền chuyên chính thì hiếm khi nào tạo thuận lợi cho bất cứ một cá nhân hay một tập thể nào đối đầu hay thậm chí đối thoại với nó, thằng thắn vạch ra những sai lầm của nó. Đó là nền chính trị mà chỉ có một sự đối thoại duy nhất làm chuẩn mực là đó là những lời tự nói cho nhau nghe của những người trong hệ thống chính trị dưới sự chỉ huy của Đảng Cộng sản, chỉ có thể có Đảng viên nói cho cho nhau nghe và nhất nhất cùng thi hành quyền lực chuyên chính, có thể nói đó là một nền “dân chủ Đảng viên” đúng nghĩa.
Nhưng điều trên xảy ra không phải là ngẫu nhiên vô cớ, có những lý do liên quan đến tính lịch sử mà chúng dẫn đến sự thể là đến tận hôm nay nền chính trị Việt Nam vẫn phần lớn là rơi vào hoàn cảnh bị mắc kẹt vào sự chuyên chính, đời sống của nhân dân vẫn phần lớn bị chi phối bởi một hệ thống nào đó mà nó đã thay mặt nhân dân, nhân danh nhân dân để thi hành bất cứ những gì mà nó thấy cần thiết và tất nhiên là dưới danh nghĩa “nhân dân” mà thực hiện và dần dần nó đã trở nên “lờn” và bộc lộ ra bản chất toàn trị của nó. Điều này cũng làm chúng ta giật mình nhớ ra một điều rằng thật ra trong lịch sử chúng ta cũng chưa bao giờ có được một nền chính trị dân chủ thật sự, chúng ta đã đắm chìm vào cái “Thiên mệnh” của Nho giáo ở đó các tầng lớp nhân dân xem quyền lực nhà vua là không thể chối cãi và kháng cự, chỉ có thể tòng phục và khi chúng ta khoác cho mình chiếc áo mới trong lịch sử hiện đại thì quyền lực lại rơi vào tay một nền chính trị nhất nguyên chuyên chính của Đảng Cộng sản. Vậy thì cho dù nhiều thời kỳ lịch sử trôi quan nhưng chúng ta thực chất vẫn bị dính vào cái “dớp” của nền chính trị không hề có dân chủ, nó chỉ ẩn nấp dưới dạng khác nhau, chỉ là từ “quyền lực quân chủ” sang “quyền lực Đảng” mà thôi, tuy là hai nền chính trị khác nhau nhưng bản chất quyền lực vẫn là sự tập quyền, từ “chuyên chế” của phong kiến sang “chuyên chính” của Đảng, lúc trước thì chính quyền phong kiến nhân danh “Thiên mệnh” còn bây giờ thì chuyển sang nhân danh “nhân dân” .
Mãi cho đến khi trong các tầng lớp nhân dân (đặc biệt là những người trí thức) trong đó có một số bộ phận nhận ra rằng họ cảm thấy bị nhân danh quá nhiều, quyền lực trong một xã hội trong nay mai phải tiến đến những giá trị tự do-dân chủ thì nên nằm vào tay nhân dân thật sự và chính quyền với sự chuyên chính bấy lâu nay đã không cho họ thấy được điều đó và khi họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh cho những cái họ xứng đáng phải có thì ngay lập tức họ đã bị chính quyền tống giam ngay lập tức, những người hô hào khẩu hiệu “công bộc nhân dân” đã trở nên là những người tống nhân dân vào tù !
Đó có thể nói là tình cảnh đang diễn ra ở xã hội Việt Nam, các tầng lớp nhân dân đã quá quen và cam chịu với việc cho hệ thống quyền lực áp đặt quyền cai trị vào bản thân mình chứ chưa hề làm quen với việc khái niệm quyền làm chủ quyền lực thật sự, khẩu hiệu “tất cả quyền lực vào tay nhân dân” chỉ mãi là khẩu hiệu chứ chưa hề được thành hiện thực và điều này họa chăng chỉ mới được báo động bởi một số tầng lớp có hiểu biết trong xã hội nhận ra, thật sự là chỉ những con người có tinh thần cấp tiến nhất và can đảm nhất mới có thể có những tiếng nói đòi lại những giá trị dân chủ và tự do mà người dân xứng đáng phải có, đó là những người như Nguyễn Quang A, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, giáo sư Tương Lai….. chứ phần nhiều trong nhân dân vẫn không dám cất lên tiếng nói của mình, có thể nói những giai đoạn mà nền chính trị toàn trị đã áp đặt lên lịch sử Việt Nam đã để lại một vết hằn và di chứng khá lớn cho tâm thức người Việt. Đó là một sự bi kịch trong��tiến trình xây dựng một nền dân chủ thật sự cho Việt Nam khi mà người dân vẫn chưa có tiếng nói mạnh mẽ mà vẫn là sự cam chịu, họ vẫn chưa thể quen được với việc phải lên tiếng đấu tranh vì quyền lợi của họ, họ có thể không dám đối mặt với cường quyền, bởi lẽ sự cường quyền trong những năm tháng toàn trị đã khiến họ biết rằng tuân phục thì vẫn tốt hơn, nhắm mắt làm ngơ trước những quyền lợi của mình đã bị xâm phạm….
Chúng ta có thể thấy rằng qua cuộc vận động bầu cử đại biểu quốc hội vừa rồi thì tuy số người ứng cử tự do có tăng lên so với các năm và điều này đã cho thấy một sự khả quan khi đã có nhiều người trong tầng lớp nhân dân đã nhận thức được quyền làm chủ của họ và sẵn sàng xông pha ứng cử và cũng được nhiều người và dư luận xã hội ủng hộ, nhưng dường như ở họ chúng ta vẫn cảm thấy một sự lẻ loi nhất định ví như rất nhiều ứng viên đã bị cả một tập thể đấu tố, phân biệt trong quá trình tiến hành Hội nghị cử tri, những ứng viên tự do đã lần lượt bị loại khỏi cuộc chơi bởi những lần Hiệp thương mà thực chất là một quá trình thải loại những người mà hệ thống chính trị của Đảng thấy không phù hợp và khi đó vai trò của tiếng nói của người dân ở đâu ?
Người dân đã chẳng dám lên tiếng mà có khi họ còn là những người ở trong những buổi “đấu tố” những ứng viên tự do, và qua sự thể này chúng ta đã biết được sự lợi hại, nguy hiểm mà sự toàn trị đã áp đặt lên tâm thức của người dân, nó khiến cho phần đông mọi người không nhận ra được sự thật hoặc dẫu có nhận ra cũng không dám có tiếng nói và khi bàn về điều này. Có lần tiến sỹ Nguyễn Quang A, cũng là một gương mặt tiêu biểu cho các ứng viên tự do đại biểu quốc hội trong một buổi trả lời qua kênh truyền hình Youtube BBC đã nói “……nếu người dân cứ bảo quy định là như thế không thể nào làm khác được thì số phận của dân tộc này đành phải chịu làm nô lệ suốt mà thôi, nếu mà người dân im miệng lại, không cất lên tiếng nói, không đấu tranh thì nó là như vậy, cho nên tôi nghĩ rằng đến bao giờ sẽ có cạnh tranh, nếu để yên cho Đảng Cộng sản làm thì họ chả bao giờ để cho ai cạnh tranh cả”.
Vì thế sợ hãi toàn trị là một điều mà cả dân tộc Việt Nam phải vượt qua, người dân Việt Nam phải có dũng khí đấu tranh chống lại sự cường quyền chuyên chính và sự xâm phạm vào các quyền lợi của họ, đồng thời dám cất lên tiếng nói thúc đẩy tự do- dân chủ-nhân quyền, và để làm được điều đó thì cần rất nhiều những người sẵn sàng tiên phong, cần nhiều hơn sự xuất hiện của những tổ chức xã hội dân sự với vai trò là nơi tập hợp và là cầu nối cho những người trí thức, giới đấu tranh ôn hòa với chính quyền, hãy cố gắng làm sao cho để những người dám đứng lên đấu tranh không còn chỉ là thiểu số trong xã hội.
Lữ Hành Gia