Thậm chí dù đã cẩn thận bố trí nhiều người ngoài đảng được coi là “gà nhà”, tỷ lệ này cũng không đạt được chỉ tiêu mà chính đảng Cộng sản cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt nam đề ra là ít nhất là 10%. Về số lượng, chỉ có 21 đại biểu ngoài đảng trúng cử so với dự kiến số đại biểu là người ngoài đảng từ 25 -50 đại biểu.
Còn tỷ lệ trúng cử từ “đối tượng” tự ứng cử thì sao?
Chỉ có 2 người tự ứng cử trúng cử trên tổng số ứng viên tự ứng cử lần này là 317 người!
Nếu so sánh với 3 kỳ bầu cử quốc hội gần nhất – khóa XI, XII và XIII, kết quả những người tự ứng cử “được” trúng cử của khóa XIV đã “dân chủ đến thế là cùng!”.
Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, kết quả chỉ có 2 người trúng cử. Quốc Hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, chỉ duy nhất 1 người trúng cử; còn đến Khóa XIII thì công tác vận động “thành công” đến mức số người tự ứng cử chỉ còn có 15, trúng cử 4 người.
Tại cuộc bầu cử quốc hội khóa XIV, tuyệt đại đa số “đối tượng” tự ứng cử bị gạt thẳng thừng bằng thủ đoạn thủ tục và đấu tố. “Không để cho các thành phần thế này thế kia lọt vào cơ quan quốc hội” – như một chỉ đạo của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng – rốt cuộc đã khiến toàn bộ những người tự ứng cử thuộc khối đấu tranh dân chủ nhân quyền và Xã hội dân sự trở thành vật tế thần trong rất nhiều cuộc tố giác “phản động” ở nơi làm việc lẫn nơi cư trú.
Hẳn nhiên, Đảng và Quốc hội rất muốn phủi tay một vấn đề rất thiết thân với quyền đương nhiên của nhân dân là quyền tự ứng cử.
Trong suốt bảy chục năm qua, quyền tự ứng cử của công dân vẫn chỉ là một vật trang trí bị rẻ rúng. Lúc cần thì mang ra bài trí cho “dân chủ cơ sở”, nhưng thực chất là bóp nghẹt ngay tức khắc những ai muốn tự mình cất lên tiếng nói.
Một minh chứng rất rõ cho tình trạng bóp nghẹt đó là hình thức ứng cử thông qua tổ chức, cơ quan, đơn vị giới thiệu luôn áp đảo so với việc ứng cử của bất kỳ cá nhân nào. Cứ gần mỗi kỳ bầu cử, các cấp từ quận huyện, tỉnh thành đến trung ương đều ra sức “vận động” và cả đe dọa những người tự ứng cử, kể cả đảng viên, để rút tên.
Những thông tin sôi trào từ dư luận người dân cho thấy nếu một cuộc bầu cử tự do được chấp thuận, các ứng cử viên tự do và trên hết là người có tinh thần yêu nước sẽ chiến thắng.
Quá lo ngại tinh thần yêu nước và “chủ nghĩa tự do vô chính phủ” như thế nên Quốc hội Việt Nam và những người “cương lĩnh Đảng quan trọng hơn Hiến pháp” vẫn âm thầm làm mọi cách để không cho phép bất kỳ nhân vật nào của Xã hội dân sự bén mảng vào chốn nghị trường.
Chính lối bầu cử áp đặt theo cơ chế “Đảng cử dân bầu” trên đã tạo ra sự bất bình đẳng sâu sắc và xúc phạm nặng nề đối với việc tự ứng cử của công dân.
Nhiều dư luận trong nhân dân Việt Nam đã và đang cho rằng Quốc hội không còn là một cơ quan “của dân, do dân và vì dân” nữa. Nói khác đi, Quốc hội đang là tổ chức của những nhóm lợi ích về kinh tế và nhóm thân hữu về chính sách.
Đã đến lúc người dân nhận ra là Quốc hội Việt Nam đã “gật” quá nhiều và quá dễ dãi đối với các nhóm lợi ích, khiến cho đất nước rơi vào cảnh tàn mạt về kinh tế và đạo đức xã hội như ngày hôm nay.
Lê Dung / SBTN
June 10, 2016
Bầu cử quốc hội Việt Nam thụt lùi chưa từng có!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Các ông “nghị gật” của Việt Nam. (Hình Internet)
Chỉ có 2 người tự ứng cử trúng cử trên tổng số ứng viên tự ứng cử lần này là 317 người!
Nếu so sánh với 3 kỳ bầu cử quốc hội gần nhất – khóa XI, XII và XIII, kết quả những người tự ứng cử “được” trúng cử của khóa XIV đã “dân chủ đến thế là cùng!”.
SBTN | 09-06-2016
“Chỉ có 4,2% người trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XIV là người ngoài đảng Cộng sản” là “thành tích” nổi bật nhất của kỳ bầu cử quốc hội vào tháng 5/2016.
Thậm chí dù đã cẩn thận bố trí nhiều người ngoài đảng được coi là “gà nhà”, tỷ lệ này cũng không đạt được chỉ tiêu mà chính đảng Cộng sản cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt nam đề ra là ít nhất là 10%. Về số lượng, chỉ có 21 đại biểu ngoài đảng trúng cử so với dự kiến số đại biểu là người ngoài đảng từ 25 -50 đại biểu.
Còn tỷ lệ trúng cử từ “đối tượng” tự ứng cử thì sao?
Chỉ có 2 người tự ứng cử trúng cử trên tổng số ứng viên tự ứng cử lần này là 317 người!
Nếu so sánh với 3 kỳ bầu cử quốc hội gần nhất – khóa XI, XII và XIII, kết quả những người tự ứng cử “được” trúng cử của khóa XIV đã “dân chủ đến thế là cùng!”.
Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, kết quả chỉ có 2 người trúng cử. Quốc Hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, chỉ duy nhất 1 người trúng cử; còn đến Khóa XIII thì công tác vận động “thành công” đến mức số người tự ứng cử chỉ còn có 15, trúng cử 4 người.
Tại cuộc bầu cử quốc hội khóa XIV, tuyệt đại đa số “đối tượng” tự ứng cử bị gạt thẳng thừng bằng thủ đoạn thủ tục và đấu tố. “Không để cho các thành phần thế này thế kia lọt vào cơ quan quốc hội” – như một chỉ đạo của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng – rốt cuộc đã khiến toàn bộ những người tự ứng cử thuộc khối đấu tranh dân chủ nhân quyền và Xã hội dân sự trở thành vật tế thần trong rất nhiều cuộc tố giác “phản động” ở nơi làm việc lẫn nơi cư trú.
Hẳn nhiên, Đảng và Quốc hội rất muốn phủi tay một vấn đề rất thiết thân với quyền đương nhiên của nhân dân là quyền tự ứng cử.
Trong suốt bảy chục năm qua, quyền tự ứng cử của công dân vẫn chỉ là một vật trang trí bị rẻ rúng. Lúc cần thì mang ra bài trí cho “dân chủ cơ sở”, nhưng thực chất là bóp nghẹt ngay tức khắc những ai muốn tự mình cất lên tiếng nói.
Một minh chứng rất rõ cho tình trạng bóp nghẹt đó là hình thức ứng cử thông qua tổ chức, cơ quan, đơn vị giới thiệu luôn áp đảo so với việc ứng cử của bất kỳ cá nhân nào. Cứ gần mỗi kỳ bầu cử, các cấp từ quận huyện, tỉnh thành đến trung ương đều ra sức “vận động” và cả đe dọa những người tự ứng cử, kể cả đảng viên, để rút tên.
Những thông tin sôi trào từ dư luận người dân cho thấy nếu một cuộc bầu cử tự do được chấp thuận, các ứng cử viên tự do và trên hết là người có tinh thần yêu nước sẽ chiến thắng.
Quá lo ngại tinh thần yêu nước và “chủ nghĩa tự do vô chính phủ” như thế nên Quốc hội Việt Nam và những người “cương lĩnh Đảng quan trọng hơn Hiến pháp” vẫn âm thầm làm mọi cách để không cho phép bất kỳ nhân vật nào của Xã hội dân sự bén mảng vào chốn nghị trường.
Chính lối bầu cử áp đặt theo cơ chế “Đảng cử dân bầu” trên đã tạo ra sự bất bình đẳng sâu sắc và xúc phạm nặng nề đối với việc tự ứng cử của công dân.
Nhiều dư luận trong nhân dân Việt Nam đã và đang cho rằng Quốc hội không còn là một cơ quan “của dân, do dân và vì dân” nữa. Nói khác đi, Quốc hội đang là tổ chức của những nhóm lợi ích về kinh tế và nhóm thân hữu về chính sách.
Đã đến lúc người dân nhận ra là Quốc hội Việt Nam đã “gật” quá nhiều và quá dễ dãi đối với các nhóm lợi ích, khiến cho đất nước rơi vào cảnh tàn mạt về kinh tế và đạo đức xã hội như ngày hôm nay.
Lê Dung / SBTN