Trên lĩnh vực nông nghiệp, công ty CP Việt Nam, thuộc tập đoàn CP Group của Thái cũng đang nắm thị phần chi phối trong lĩnh vực trứng gà công nghiệp, thịt gà công nghiệp và thức ăn chăn nuôi. Và mới đây, do lo ngại trái cây Trung Cộng độc hại nên nhiều người chuyển sang ăn trái cây Thái. Nắm bắt ngay cơ hội này, Thái Lan đã vượt mặt Trung Cộng để trở thành nước xuất khẩu rau quả vào Việt Nam nhiều nhất.
Theo BSA, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan vào Việt Nam đạt gần 60 triệu USD trong quý đầu năm nay, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Công bằng mà nói, không phải tự nhiên mà hàng Thái được lòng người tiêu dùng Việt. Nhưng nằm trong quy luật thị trường thì doanh nghiệp Việt cần phải đặt vấn đề nghiêm túc trước sự lấn sân như thế này.
Việc cả hai hệ thống bán lẻ lớn là Metro Cash & Carry Việt Nam và Big C Việt Nam về tay các nhà đầu tư Thái Lan, cũng có nghĩa 50% thị phần thị trường bán lẻ Việt Nam đã nằm trong tay người Thái.
Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc BSA (nguyên là tổng biên tập báo Tuổi Trẻ thập niên 90) cho biết, nói rằng do trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, nhà cầm quyền CSVN chỉ coi trọng sản xuất, còn phân phối chỉ là buôn đầu chợ, bán cuối chợ, buôn nước bọt, không tạo ra giá trị. Từ quan điểm này, các chính sách hỗ trợ hay chăm lo chỉ “tất cả cho sản xuất” chứ không quan tâm khâu phân phối (không hề có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế…).
Khi vào WTO, lại rơi vào một cực đoan khác, có khi do không hiểu sâu, có khi do… lợi ích riêng. Ví dụ, những điều mà quy định WTO không cấm như hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, tiếp thị thương hiệu chung thì nhà cầm quyền CSVN không làm. Trong khi đó, họ lại khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài mua lại các hệ thống phân phối trong nước. “Trong những điều định hướng sai, có sự ưu ái, ưu tiên cho doanh nghiệp phân phối nước ngoài hơn trong nước, vì coi đây là thành tích thu hút đầu tư nước ngoài”, bà Hạnh nói.
Đặc biệt, theo bà Hạnh, nguyên nhân nguy hiểm hơn hết là nhà cầm quyền CSVN đã không đảm bảo được một môi trường kinh doanh và cạnh tranh công bằng, lành mạnh, để người làm ăn chân chính không bị… đánh úp, gặp rủi ro cao vì “thua” hàng giả, hàng nhái, hàng không xuất xứ, thậm chí hàng độc hại vẫn hoành hành, tràn lan.
Vũ Minh Ngọc / SBTN
June 2, 2016
Sự yếu kém của chính quyền làm hàng Việt bị lép vế
by Nhan Quyen • [Human Rights]
SBTN | 02-06-2016
Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp Việt (BSA), cho biết hàng Việt đang lép vế ngay trên sân nhà, mà nguyên chính là do những chính sách sai lầm của chính quyền CSVN.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, công ty CP Việt Nam, thuộc tập đoàn CP Group của Thái cũng đang nắm thị phần chi phối trong lĩnh vực trứng gà công nghiệp, thịt gà công nghiệp và thức ăn chăn nuôi. Và mới đây, do lo ngại trái cây Trung Cộng độc hại nên nhiều người chuyển sang ăn trái cây Thái. Nắm bắt ngay cơ hội này, Thái Lan đã vượt mặt Trung Cộng để trở thành nước xuất khẩu rau quả vào Việt Nam nhiều nhất.
Theo BSA, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan vào Việt Nam đạt gần 60 triệu USD trong quý đầu năm nay, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Công bằng mà nói, không phải tự nhiên mà hàng Thái được lòng người tiêu dùng Việt. Nhưng nằm trong quy luật thị trường thì doanh nghiệp Việt cần phải đặt vấn đề nghiêm túc trước sự lấn sân như thế này.
Việc cả hai hệ thống bán lẻ lớn là Metro Cash & Carry Việt Nam và Big C Việt Nam về tay các nhà đầu tư Thái Lan, cũng có nghĩa 50% thị phần thị trường bán lẻ Việt Nam đã nằm trong tay người Thái.
Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc BSA (nguyên là tổng biên tập báo Tuổi Trẻ thập niên 90) cho biết, nói rằng do trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, nhà cầm quyền CSVN chỉ coi trọng sản xuất, còn phân phối chỉ là buôn đầu chợ, bán cuối chợ, buôn nước bọt, không tạo ra giá trị. Từ quan điểm này, các chính sách hỗ trợ hay chăm lo chỉ “tất cả cho sản xuất” chứ không quan tâm khâu phân phối (không hề có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế…).
Khi vào WTO, lại rơi vào một cực đoan khác, có khi do không hiểu sâu, có khi do… lợi ích riêng. Ví dụ, những điều mà quy định WTO không cấm như hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, tiếp thị thương hiệu chung thì nhà cầm quyền CSVN không làm. Trong khi đó, họ lại khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài mua lại các hệ thống phân phối trong nước. “Trong những điều định hướng sai, có sự ưu ái, ưu tiên cho doanh nghiệp phân phối nước ngoài hơn trong nước, vì coi đây là thành tích thu hút đầu tư nước ngoài”, bà Hạnh nói.
Đặc biệt, theo bà Hạnh, nguyên nhân nguy hiểm hơn hết là nhà cầm quyền CSVN đã không đảm bảo được một môi trường kinh doanh và cạnh tranh công bằng, lành mạnh, để người làm ăn chân chính không bị… đánh úp, gặp rủi ro cao vì “thua” hàng giả, hàng nhái, hàng không xuất xứ, thậm chí hàng độc hại vẫn hoành hành, tràn lan.
Vũ Minh Ngọc / SBTN