Nafiqad cho biết, ngày 13-5-2016, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban Châu Âu (EC) đã có công thư gửi Nafiqad thông báo, rằng biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khắc phục hiệu quả. Vấn nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thủy sản xuất cảng vẫn còn. Do vậy EU thông báo các cơ sở chế biến thủy sản của Việt nam sẽ bị EU đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất cảng vào EU trong trường hợp các lô hàng thủy sản xuất cảng vào thị trường này bị cảnh báo hóa chất kháng sinh cấm.
Ngoài ra, ngày 24-5-2016, Cơ quan thẩm quyền EU đã có văn bản cảnh báo tới các nước thành viên về việc cá chết bất thường tại Việt Nam và đề nghị các nước kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản biển nhập cảng từ Việt Nam.
Để tránh EU loại dần các cơ sở xuất cảng thủy sản, thậm chí có thể đình chỉ ngưng nhập cảng thủy sản từ Việt Nam, Nafiqad yêu cầu các doanh nghiệp rà soát chương trình quản lý chất lượng, thực hiện các biện pháp cần thiết với hóa chất kháng sinh. Các doanh nghiệp chế biến cần chủ động kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệp hóa chất kháng sinh cấm với từng lô trước khi xuất cảng sang EU.
Việc nhà chức trách quá chậm chạp công bố nguyên nhân cá chết đang tạo hiệu ứng nghi ngờ sự an toàn của thủy hải sản. Chiều ngày 31-5, ông Phạm Văn Nghiệp, phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) phải phát đi một thông báo rằng “hải sản Phú Quốc nhiễm độc” là tin đồn thất thiệt.
Trước đó, ngày 30-5, đoàn khách du lịch của ABC Travel, đến từ Sài Gòn và nghỉ tại Paradise Resort Phú Quốc. Thực đơn buổi trưa có món gỏi cá trích, buổi chiều có còi biên mai nướng (còi biên mai là loại sò biển hình tam giác, to cỡ mu bàn tay người lớn, cắm sâu xuống đáy biển – chú thích của người viết). Đến tối có 5 khách bị đau bụng, trong đó có hai người được đưa đến bệnh viện, uống thuốc và truyền dịch thì sau đó bình phục.
Tuy nhiên do ám ảnh vụ cá biển chết đã hơn 2 tháng qua vẫn chưa rõ lý do nên một số du khách đã phát đi thông tin trên trang cá nhân facebook: “Cảnh báo mọi người đi Phú Quốc tuyệt đối không ăn hải sản các loại dù còn sống hay chín, tươi hay chế biến sẵn. Hải sản Phú Quốc đã bị nhiễm độc”.
Vũ Minh Ngọc / SBTN
May 31, 2016
Sức ép dồn dập về vụ cá chết ở biển miền Trung
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Xuất cảng thủy hải sản của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị EU dừng nhập cảng. (ảnh: SGB)
Nafiqad cho biết, ngày 13-5-2016, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban Châu Âu (EC) đã có công thư gửi Nafiqad thông báo, rằng biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khắc phục hiệu quả. Vấn nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thủy sản xuất cảng vẫn còn. Do vậy EU thông báo các cơ sở chế biến thủy sản của Việt nam sẽ bị EU đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất cảng vào EU trong trường hợp các lô hàng thủy sản xuất cảng vào thị trường này bị cảnh báo hóa chất kháng sinh cấm.
Ngoài ra, ngày 24-5-2016, Cơ quan thẩm quyền EU đã có văn bản cảnh báo tới các nước thành viên về việc cá chết bất thường tại Việt Nam và đề nghị các nước kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản biển nhập cảng từ Việt Nam.
Để tránh EU loại dần các cơ sở xuất cảng thủy sản, thậm chí có thể đình chỉ ngưng nhập cảng thủy sản từ Việt Nam, Nafiqad yêu cầu các doanh nghiệp rà soát chương trình quản lý chất lượng, thực hiện các biện pháp cần thiết với hóa chất kháng sinh. Các doanh nghiệp chế biến cần chủ động kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệp hóa chất kháng sinh cấm với từng lô trước khi xuất cảng sang EU.
Việc nhà chức trách quá chậm chạp công bố nguyên nhân cá chết đang tạo hiệu ứng nghi ngờ sự an toàn của thủy hải sản. Chiều ngày 31-5, ông Phạm Văn Nghiệp, phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) phải phát đi một thông báo rằng “hải sản Phú Quốc nhiễm độc” là tin đồn thất thiệt.
Trước đó, ngày 30-5, đoàn khách du lịch của ABC Travel, đến từ Sài Gòn và nghỉ tại Paradise Resort Phú Quốc. Thực đơn buổi trưa có món gỏi cá trích, buổi chiều có còi biên mai nướng (còi biên mai là loại sò biển hình tam giác, to cỡ mu bàn tay người lớn, cắm sâu xuống đáy biển – chú thích của người viết). Đến tối có 5 khách bị đau bụng, trong đó có hai người được đưa đến bệnh viện, uống thuốc và truyền dịch thì sau đó bình phục.
Tuy nhiên do ám ảnh vụ cá biển chết đã hơn 2 tháng qua vẫn chưa rõ lý do nên một số du khách đã phát đi thông tin trên trang cá nhân facebook: “Cảnh báo mọi người đi Phú Quốc tuyệt đối không ăn hải sản các loại dù còn sống hay chín, tươi hay chế biến sẵn. Hải sản Phú Quốc đã bị nhiễm độc”.
Vũ Minh Ngọc / SBTN