Dân luận | 01-12-2015
Phiên tòa bất công ngày 24/11/2015 tại Thạch Hóa – Long An đã tuyên xử Nguyễn Mai Trung Tuấn 4 năm 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế cho những hành động tự vệ chính đáng của em và gia đình khiến nhiều người trong nước và quốc tế không khỏi bàng hoàng và căm giận.
Cũng giống như bao phiên tòa xét xử khác tại Việt Nam, nhất là về chính trị thường có rất nhiều khuất tất, lập lờ mà người ta chỉ cần quan tâm, để ý là sẽ thấy nổi cộm lên.
Với tội danh “cố ý gây thương tích cho người khác” hay như kết luận của bên giám nghiệm thương tật do hành vi tự vệ của em Tuấn gây ra cho vị trưởng công an xã Thạch An lên đến 35% là hai vấn đề mà những người quan tâm theo dõi vụ án đặt ra những câu hỏi được mổ xẻ về nó rất nhiều.
Thế nào là “cố ý gây thương tích cho người khác” trong trường hợp của em Tuấn?
Ngay sau bản án được tuyên, trả lời phóng viên GNsP, em gái Tuấn, Nguyễn Thảo Vi cho hay: “Cháu thấy bản án bất công đối với anh cháu, tại vì hành vi của anh cháu là hành vi bảo vệ gia đình, tự vệ. Khi cưỡng chế có hai chiếc xe tải chở từ 100 đến 200 cảnh sát cơ động đến ập vào nhà. Họ uy hiếp, đánh đập gia đình rất dã man. Anh Hai thấy họ bắt mẹ và đập đầu xuống đường nên anh Hai, với tư cách người con phải cứu mẹ. Hành động mà anh Hai tạt acid ông công an là để cứu mẹ thôi.”
Đó đơn thuần chỉ là hành vi bộc phát của một người con thấy cha mẹ mình bị hành hung một cách dã man thì không còn suy nghĩ được gì ngoài mong muốn giải thoát họ khỏi hiểm nguy chứ không phải là chủ ý sẵn. Để chứng minh về điều này, trước đó em Tuấn cho biết: “ can a xít đó luôn có sẵn trong nhà em để châm bình ắc quy vì bố làm nghề sửa chữa xe máy. Hơn nữa trước khi chuẩn bị hành động, em đã cảnh báo họ rồi”.
Còn về “thương tích 35%” liệu có khách quan trung thực?
Khi được phân công tham gia vào đội ngũ cưỡng chế thì bản thân “nạn nhân” là trung tá công an Nguyễn văn Thủy, cũng giống như bao đồng đội của mình đều được trang bị kỹ lưỡng áo giáp cùng với đầy đủ công cụ làm nhiệm vụ cộng với khoảng cách bị tạt là 3m, và theo Cáo trạng cùng với các lời khai của em Nguyễn Mai Trung Tuấn và chính lời khai của “bị hại” Nguyễn Văn Thủy đều khẳng định: “bị tạt một giọt nước rất lớn, dài” vào vùng lưng từ dưới lên trên phía sau lưng. Tuy thế, đã có lớp áo giáp phòng hộ thì moi đâu ra 35%?
Nhưng Giám định pháp y lại kết luận tổn thương ở cả “vùng mặt, má, cổ phải, cánh tay, cẳng tay, ngực, lưng, mu bàn chân…” cho đủ 35%. Đáng chú ý là kết luận các vùng thương tổn cũng không phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác trong quá trình Nguyễn Văn Thủy điều trị tương tích tại Bệnh viện Chợ Rẫy như Giấy ra viện, Phiếu thanh toán, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH… (xem thêm tại:http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2015/11/24/long-an-giam-dinh-phap-y-co-y-day-em-nguyen-mai-trung-tuan-vao-tu/)
Vậy đã rõ, trong khi Việt Nam đã có đầy đủ luật bảo vệ trẻ em cũng như đặt bút ký kết về Công ước Trẻ em của Liên Hiệp Quốc, nhưng thay vì giáo dục, dăn đe họ lại ngụy tạo ra một bản án chủ quan có tính toán để cố ý đẩy em vào vòng lao lý, tù đày thì mục đích là gì ngoài việc trả thù?
Điều đó càng cho thấy, Việt Nam đang run sợ trước một cậu bé 15 tuổi?
Vậy tại sao Việt Nam lại sợ hãi một cậu bé 15 tuổi đến thế mà phải trù dập, trả thù kìm hãm em bằng tù ngục?
Đây hẳn là một cậu thiếu niên rất đặc biệt?!
Quả thực, hình ảnh em mặc áo ghi biểu ngữ, miệng hô vang những câu “đả đảo Cộng Sản hèn với giặc ác với dân”, “đả đảo Nguyễn Tấn Dũng bán nước”,… đầy khí thế cùng với nắm đấm chặt giơ cao lên trời, tôi thấy, nhiều người thấy, vị anh hùng nhỏ tuổi của tầng lớp tranh đấu dân oan ở đây chứ đâu. Có người còn ví von, em chính là Trần Quốc Toản phiên bản dân oan.
Chính hành động quyết liệt đó của một “thằng ranh” vắt mũi còn chưa sạch đã khiến chính quyền tức điên. Thường thì, người ta chỉ dám chửi chung chung là “Đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước” chứ có ai dám cả gan cầm biểu ngữ chạy lông ngông trên đường hô hào nêu đích danh vị tể tướng quyền lực nhất trong chính phủ nắm trọn vẹn hệ thống an ninh: “đả đảo Nguyễn Tấn Dũng bán nước”. Cậu nhóc này, đúng là ăn gan hùm rồi mới bản lĩnh như thế. Vậy còn việc gì mà nó còn không dám làm nữa. Họ (chính quyền) nhận thấy, một hiểm họa không lường từ cậu nhóc mang đến là một thực tế hiển nhiên nếu không cùm chân, bịt miệng nó lại.
Đúng, đó là một cậu bé quật cường không BIẾT SỢ, không chịu nhún nhường trước bạo lực công quyền. Theo facebooker Ngọc Anh Trần cho hay, để thể hiện quyền con người của mình trong trại tam giam, sáng Tuấn hát “quốc ca” Việt Nam Cộng Hòa, chiều hát bản “chiều Tây Đô” mặc cho cán bộ quản giáo có cấm đoán, dọa dẫm. Em còn nói luôn: “Đéo sợ bọn này”.
Em còn công khai cho biết, hiện tại lúc đó, sức khỏe của em rất ổn, nếu có mệnh hệ gì thì hoàn toàn là do công an gây ra khiến cho mấy vị quản giáo dè chừng chỉ dám dọa nạt đánh vào điểm yếu tinh thần: nếu cứ bướng như thế thì sẽ không cho gặp người nhà thăm nuôi nữa.
Khi em Vy tới thăm chia sẻ với anh trai những khó khăn về vấn đề chi phí mướn luật sư bào chữa thì em tỏ thái độ bất mãn lắm và cho biết sẽ không cần thuê luật sư nữa để tránh nợ nần thêm. Vì vụ việc của ba mẹ em, có luật sư cũng như không chả giúp ích được gì một khi bản án đã được “tụi nó” soạn sẵn rồi. Em tính tự bào chữa cho mình, chấp nhận một mình thân cô thế cô đối đầu với tập đoàn bạo quyền với mớ luật pháp rừng rú trong tay chúng. Đó là một việc làm vô cùng liều lĩnh, táo bạo nhưng lại cho thấy, đây là một cậu bé kiên cường, dám tay không đương đầu với một “bầy thú dữ”. Nhưng sau khi được bố mẹ khuyên bảo, để làm vui lòng họ, em đành chấp nhận luật sư bào chữa cho mình.
Với một thiếu niên còi cọc, nhìn non nớt hơn so với lứa tuổi 15 của em, nhưng khí chất bất khuất, hiên ngang, bản lãnh kiên cường trong việc đấu tranh, phản kháng sung mãn không biết mệt mỏi cộng với khả năng am hiểu về luật pháp, về quyền con người và cách nói chuyện đầy trưởng thành, tự tin, logic khi tố cáo những tội ác của Đảng Cộng Sản Việt Nam trước dư luận trong nước cũng như dư luận quốc tế đã khiến nhiều người dân luôn im lặng trước bất công hả hê, sung sướng, đồng thời khiến một số người nhút nhát trở lên tự tin, quyết đoán hơn trước những bất công từ thể chế độc tài mang lại.
Quả nhiên, trong em có một nguồn nội lực dồi dào có thể đốt cháy những sợ hãi vu vơ của nhiều người, khả năng phản biện hùng hồn của em là nguồn cảm hứng, là tác nhân đẩy người khác tiến về phía trước vượt qua rào cản nỗi sợ luôn hiện hữu trước mắt khiến nhà cầm quyền chột dạ. Nên bằng mọi giá, bất chấp công luận phản đối, họ cũng cố kìm hãm em – một “con ngựa bất kham” trong mắt họ vào lao ngục quản chế.
Nhà cầm quyền hy vọng rằng, sau bản án bất công này mà trong lao tù khổ sai sẽ vùi tắt được ngọn lửa tranh đấu bùng cháy trong em, đồng thời, để “dằn mặt” người khác? Sai lầm! Anh hùng thì mãi mãi sẽ là anh hùng, với khí chất sẵn có, qua khổ ải sẽ càng được mài rũa trở lên ngày càng sắc nhọn hơn thôi.
Nhưng thực sự, về khía cạnh nào đó, sự dũng mãnh, trưởng thành (ép buộc) quá sớm của em khiến cho người lớn chúng tôi rất buồn lòng, chứ chẳng lấy gì làm hả hê, thỏa mãn. Với tuổi 15, em Tuấn lẽ ra phải có được tuổi niên thiếu vui vẻ, trong sáng phù hợp với lứa tuổi học trò của em chứ không phải là những hận thù thấu xương, là những đối đáp sắc lẹm, là những phản ứng quyết liệt sống còn, nhưng, khi tĩnh tâm lại, thì lại gợn lên những bề bộn lo toan cho tương lai phía trước, cho cuộc sống của đứa em gái kém mình có một tuổi, dằn vặt với một mơ ước nhỏ nhoi được tự do để tiếp tục đi chăn vịt nuôi em gái ăn học.
Lê Nguyễn
December 2, 2015
Tại sao chính quyền lại sợ hãi một cậu bé mới 15 tuổi đầu?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Dân luận | 01-12-2015
Phiên tòa bất công ngày 24/11/2015 tại Thạch Hóa – Long An đã tuyên xử Nguyễn Mai Trung Tuấn 4 năm 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế cho những hành động tự vệ chính đáng của em và gia đình khiến nhiều người trong nước và quốc tế không khỏi bàng hoàng và căm giận.
Cũng giống như bao phiên tòa xét xử khác tại Việt Nam, nhất là về chính trị thường có rất nhiều khuất tất, lập lờ mà người ta chỉ cần quan tâm, để ý là sẽ thấy nổi cộm lên.
Với tội danh “cố ý gây thương tích cho người khác” hay như kết luận của bên giám nghiệm thương tật do hành vi tự vệ của em Tuấn gây ra cho vị trưởng công an xã Thạch An lên đến 35% là hai vấn đề mà những người quan tâm theo dõi vụ án đặt ra những câu hỏi được mổ xẻ về nó rất nhiều.
Thế nào là “cố ý gây thương tích cho người khác” trong trường hợp của em Tuấn?
Ngay sau bản án được tuyên, trả lời phóng viên GNsP, em gái Tuấn, Nguyễn Thảo Vi cho hay: “Cháu thấy bản án bất công đối với anh cháu, tại vì hành vi của anh cháu là hành vi bảo vệ gia đình, tự vệ. Khi cưỡng chế có hai chiếc xe tải chở từ 100 đến 200 cảnh sát cơ động đến ập vào nhà. Họ uy hiếp, đánh đập gia đình rất dã man. Anh Hai thấy họ bắt mẹ và đập đầu xuống đường nên anh Hai, với tư cách người con phải cứu mẹ. Hành động mà anh Hai tạt acid ông công an là để cứu mẹ thôi.”
Đó đơn thuần chỉ là hành vi bộc phát của một người con thấy cha mẹ mình bị hành hung một cách dã man thì không còn suy nghĩ được gì ngoài mong muốn giải thoát họ khỏi hiểm nguy chứ không phải là chủ ý sẵn. Để chứng minh về điều này, trước đó em Tuấn cho biết: “ can a xít đó luôn có sẵn trong nhà em để châm bình ắc quy vì bố làm nghề sửa chữa xe máy. Hơn nữa trước khi chuẩn bị hành động, em đã cảnh báo họ rồi”.
Còn về “thương tích 35%” liệu có khách quan trung thực?
Khi được phân công tham gia vào đội ngũ cưỡng chế thì bản thân “nạn nhân” là trung tá công an Nguyễn văn Thủy, cũng giống như bao đồng đội của mình đều được trang bị kỹ lưỡng áo giáp cùng với đầy đủ công cụ làm nhiệm vụ cộng với khoảng cách bị tạt là 3m, và theo Cáo trạng cùng với các lời khai của em Nguyễn Mai Trung Tuấn và chính lời khai của “bị hại” Nguyễn Văn Thủy đều khẳng định: “bị tạt một giọt nước rất lớn, dài” vào vùng lưng từ dưới lên trên phía sau lưng. Tuy thế, đã có lớp áo giáp phòng hộ thì moi đâu ra 35%?
Nhưng Giám định pháp y lại kết luận tổn thương ở cả “vùng mặt, má, cổ phải, cánh tay, cẳng tay, ngực, lưng, mu bàn chân…” cho đủ 35%. Đáng chú ý là kết luận các vùng thương tổn cũng không phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác trong quá trình Nguyễn Văn Thủy điều trị tương tích tại Bệnh viện Chợ Rẫy như Giấy ra viện, Phiếu thanh toán, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH… (xem thêm tại:http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2015/11/24/long-an-giam-dinh-phap-y-co-y-day-em-nguyen-mai-trung-tuan-vao-tu/)
Vậy đã rõ, trong khi Việt Nam đã có đầy đủ luật bảo vệ trẻ em cũng như đặt bút ký kết về Công ước Trẻ em của Liên Hiệp Quốc, nhưng thay vì giáo dục, dăn đe họ lại ngụy tạo ra một bản án chủ quan có tính toán để cố ý đẩy em vào vòng lao lý, tù đày thì mục đích là gì ngoài việc trả thù?
Điều đó càng cho thấy, Việt Nam đang run sợ trước một cậu bé 15 tuổi?
Vậy tại sao Việt Nam lại sợ hãi một cậu bé 15 tuổi đến thế mà phải trù dập, trả thù kìm hãm em bằng tù ngục?
Đây hẳn là một cậu thiếu niên rất đặc biệt?!
Quả thực, hình ảnh em mặc áo ghi biểu ngữ, miệng hô vang những câu “đả đảo Cộng Sản hèn với giặc ác với dân”, “đả đảo Nguyễn Tấn Dũng bán nước”,… đầy khí thế cùng với nắm đấm chặt giơ cao lên trời, tôi thấy, nhiều người thấy, vị anh hùng nhỏ tuổi của tầng lớp tranh đấu dân oan ở đây chứ đâu. Có người còn ví von, em chính là Trần Quốc Toản phiên bản dân oan.
Chính hành động quyết liệt đó của một “thằng ranh” vắt mũi còn chưa sạch đã khiến chính quyền tức điên. Thường thì, người ta chỉ dám chửi chung chung là “Đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước” chứ có ai dám cả gan cầm biểu ngữ chạy lông ngông trên đường hô hào nêu đích danh vị tể tướng quyền lực nhất trong chính phủ nắm trọn vẹn hệ thống an ninh: “đả đảo Nguyễn Tấn Dũng bán nước”. Cậu nhóc này, đúng là ăn gan hùm rồi mới bản lĩnh như thế. Vậy còn việc gì mà nó còn không dám làm nữa. Họ (chính quyền) nhận thấy, một hiểm họa không lường từ cậu nhóc mang đến là một thực tế hiển nhiên nếu không cùm chân, bịt miệng nó lại.
Đúng, đó là một cậu bé quật cường không BIẾT SỢ, không chịu nhún nhường trước bạo lực công quyền. Theo facebooker Ngọc Anh Trần cho hay, để thể hiện quyền con người của mình trong trại tam giam, sáng Tuấn hát “quốc ca” Việt Nam Cộng Hòa, chiều hát bản “chiều Tây Đô” mặc cho cán bộ quản giáo có cấm đoán, dọa dẫm. Em còn nói luôn: “Đéo sợ bọn này”.
Em còn công khai cho biết, hiện tại lúc đó, sức khỏe của em rất ổn, nếu có mệnh hệ gì thì hoàn toàn là do công an gây ra khiến cho mấy vị quản giáo dè chừng chỉ dám dọa nạt đánh vào điểm yếu tinh thần: nếu cứ bướng như thế thì sẽ không cho gặp người nhà thăm nuôi nữa.
Khi em Vy tới thăm chia sẻ với anh trai những khó khăn về vấn đề chi phí mướn luật sư bào chữa thì em tỏ thái độ bất mãn lắm và cho biết sẽ không cần thuê luật sư nữa để tránh nợ nần thêm. Vì vụ việc của ba mẹ em, có luật sư cũng như không chả giúp ích được gì một khi bản án đã được “tụi nó” soạn sẵn rồi. Em tính tự bào chữa cho mình, chấp nhận một mình thân cô thế cô đối đầu với tập đoàn bạo quyền với mớ luật pháp rừng rú trong tay chúng. Đó là một việc làm vô cùng liều lĩnh, táo bạo nhưng lại cho thấy, đây là một cậu bé kiên cường, dám tay không đương đầu với một “bầy thú dữ”. Nhưng sau khi được bố mẹ khuyên bảo, để làm vui lòng họ, em đành chấp nhận luật sư bào chữa cho mình.
Với một thiếu niên còi cọc, nhìn non nớt hơn so với lứa tuổi 15 của em, nhưng khí chất bất khuất, hiên ngang, bản lãnh kiên cường trong việc đấu tranh, phản kháng sung mãn không biết mệt mỏi cộng với khả năng am hiểu về luật pháp, về quyền con người và cách nói chuyện đầy trưởng thành, tự tin, logic khi tố cáo những tội ác của Đảng Cộng Sản Việt Nam trước dư luận trong nước cũng như dư luận quốc tế đã khiến nhiều người dân luôn im lặng trước bất công hả hê, sung sướng, đồng thời khiến một số người nhút nhát trở lên tự tin, quyết đoán hơn trước những bất công từ thể chế độc tài mang lại.
Quả nhiên, trong em có một nguồn nội lực dồi dào có thể đốt cháy những sợ hãi vu vơ của nhiều người, khả năng phản biện hùng hồn của em là nguồn cảm hứng, là tác nhân đẩy người khác tiến về phía trước vượt qua rào cản nỗi sợ luôn hiện hữu trước mắt khiến nhà cầm quyền chột dạ. Nên bằng mọi giá, bất chấp công luận phản đối, họ cũng cố kìm hãm em – một “con ngựa bất kham” trong mắt họ vào lao ngục quản chế.
Nhà cầm quyền hy vọng rằng, sau bản án bất công này mà trong lao tù khổ sai sẽ vùi tắt được ngọn lửa tranh đấu bùng cháy trong em, đồng thời, để “dằn mặt” người khác? Sai lầm! Anh hùng thì mãi mãi sẽ là anh hùng, với khí chất sẵn có, qua khổ ải sẽ càng được mài rũa trở lên ngày càng sắc nhọn hơn thôi.
Nhưng thực sự, về khía cạnh nào đó, sự dũng mãnh, trưởng thành (ép buộc) quá sớm của em khiến cho người lớn chúng tôi rất buồn lòng, chứ chẳng lấy gì làm hả hê, thỏa mãn. Với tuổi 15, em Tuấn lẽ ra phải có được tuổi niên thiếu vui vẻ, trong sáng phù hợp với lứa tuổi học trò của em chứ không phải là những hận thù thấu xương, là những đối đáp sắc lẹm, là những phản ứng quyết liệt sống còn, nhưng, khi tĩnh tâm lại, thì lại gợn lên những bề bộn lo toan cho tương lai phía trước, cho cuộc sống của đứa em gái kém mình có một tuổi, dằn vặt với một mơ ước nhỏ nhoi được tự do để tiếp tục đi chăn vịt nuôi em gái ăn học.
Lê Nguyễn