Ông Ma Văn Pá
IJAVN | 05-09-2015
Thông cáo báo chí làm tại tỉnh Cao Bằng, ngày 4/9/2015: Tín đồ Hmông Ma Văn Pá bị công an Việt Nam bắt cóc và tra tấn.
Một tín đồ Hmông theo đạo Dương Văn Mình ở tỉnh Cao Bằng, ông Ma Văn Pá, 30 tuổi, đã bị công an Việt Nam bắt cóc vào ngày 30/8/2015 và tra tấn dã man liên tiếp trong 2 ngày. Lý do là ông đã đến gặp Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) tại Hà Nội vào ngày 29/8/2015.
Ông Ma Văn Pá rõ ràng bị tra tấn theo định nghĩa của Công ước Chống Tra tấn và Các Cách Đối xử hoặc Trừng phạt Dã man, Vô nhân đạo và Hạ nhục (CAT) mà Việt Nam đã tham gia từ năm 2013. Các nhân viên công an đã cố ý gây đau đớn lớn lao về thể xác và khủng bố tinh thần bằng cách dọa thủ tiêu để trừng phạt ông, bắt ông phải nhận tội, ký nhận đủ loại giấy tờ – mặc dù biết rằng tất cả lời khai, chữ ký hay điềm chỉ đều vô giá trị trong trường hợp này.
Gia đình ông Ma Văn Pá yêu cầu chính phủ Việt Nam mở ngay cuộc điều tra về hành vi sai phạm nghiêm trọng này, truy tìm các thủ phạm cũng như đồng phạm và truy tố họ vì tội bắt cóc và tra tấn theo pháp luật hiện hành.
Ngày 30/8/2015: Bị bắt cóc và tra tấn vì đã gặp USCIRF
Ông Pá bị cảnh sát giao thông bắt khi đi trên một chiếc xe khách đang chạy gần đến thành phố Hà Giang. Ông Pá chỉ kịp thông báo những thông tin này cho gia đình biết vào lúc 11g sáng ngày 30/8/2015. Nhưng thay vì đưa ông về trụ sở cảnh sát giao thông để kiểm tra giấy tờ, công an đã đưa ông thẳng vào Công an thành phố Hà Giang để cho những người tự xưng là người của Bộ Công An với tên là Hùng, Thiết và Ngọc thẩm vấn. Cuộc thẩm vấn xoay quanh buổi gặp USCIRF: thành viên USCIRF gồm những ai? Ai thông dịch? Phái đoàn Hmông gồm có ai? Pá đã đưa gì cho USCIRF? Họ đánh ông Pá vì cho rằng ông Pá nói sai về người Hmông và tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ đánh, đấm vào mặt vào đầu mỗi khi ông Pá không trả lời họ và dọa sẽ dùng biện pháp nặng hơn nữa. Họ bắt ông ký vào biên bản ghi rằng ông không bị đánh đập gì trong buổi làm việc. Nhưng ông Pá không đồng ý ký. Sau đó họ mở máy laptop của ông cũng như bắt ông cho biết mật khẩu của điện thoại nhưng ông không đồng ý.
Vì nơi giam giữ ông Pá đã bị lộ và gia đình của ông đang đấu tranh đòi người ở ngoài cổng trụ sở Công An thành phố Hà Giang nên vào lúc 6g chiều ngày 30/8/2015 công an đã dùng kế điệu hổ ly sơn. Một mặt ông Hoàng Trung Dũng, Đội trưởng Đội An Ninh (công an thành phố Hà Giang), đi ra mời gia đình vào để hỏi nguyện vọng. Mặt khác các công an Hùng, Thiết, Ngọc và một công an khác đã trùm một cái áo lót đen và hai cái túi ni lông lên đầu ông Pá và đưa ông Pá đi bằng xe taxi khỏi trụ sở của Công an Thành phố Hà Giang. Trên đường đi họ để mặc cho ông bị nghẹt thở, đến khi ông sắp ngất thì họ mới bỏ túi ni lông ra. Họ đưa ông đến một khách sạn ở thành phố Tuyên Quang và bảo rằng ông đang ở Hà Nội. Ông Pá biết họ nói dối vì trên đường đi, có lúc cái áo bị tụt xuống khiến ông thấy quang cảnh quen thuộc của tỉnh Tuyên Quang.
Vào lúc 20g tại trụ sở Công an Thành phố Hà Giang, ông Hoàng Trung Dũng, thông báo cho gia đình rằng ông đã hỏi khắp phường và không biết ai bắt ông Pá. Ông khuyên gia đình nên về nhà.
Ngày 31/8/2015: Bị tra tấn vì không chịu ký biên bản làm việc – Ba lần phản đối bằng tự tử
Trong ngày 31/8/2015, gia đình ông Pá tiếp tục đi tìm ông. Lúc 14g30 gia đình ông Pá nộp đơn kêu cứu để tìm người tại Sở Công an Tỉnh Hà Giang và cuối cùng được nơi đó trả lời là ông Pá đang bị Công An Thành phố Hà Giang bắt giữ. Trở lại gặp Công An Thành phố Hà Giang lúc 15g30 để đòi xem lệnh bắt và lý do bắt thì nơi đó cho biết đã chuyển lệnh bắt về cho địa chỉ của ông Pá ở Cao Bằng. Công an Hoàng Trung Dũng còn nói người bắt ông Pá là Công An tỉnh Cao Bằng.
Trong khi đó ông Pá đang bị giam giữ và tra khảo ở một nơi bí mật tại thành phố Tuyên Quang. Suốt ngày các công an Hùng, Thiết, Ngọc thay nhau bắt ông Pá ký vào các tài liệu mà họ nói đã được in từ máy laptop của ông Pá, đòi cho biết mật khẩu điện thoại và bắt ký vào biên bản làm việc về vụ đi gặp UCSIRF. Ông Pá không chịu ký vào các tài liệu vì không biết có phải của mình không. Ông không ký biên bản vì ông không được tự tay cầm đọc nó mà chỉ thấy công an Thiết vừa đọc vừa dùng tay che một số đoạn. Ông cũng không đồng ý nội dung biên bản ghi rằng buổi làm việc về chuyến đi gặp USCIRF của ông Pá đã diễn ra trong không khí thoải mái, bình tĩnh, không bị đánh đập,… và sau khi làm việc với công an thì“tôi (Pá) thấy việc đi gặp người nước ngoài là sai và vi phạm pháp luật và tôi công nhận những gì có trong laptop là của tôi và không bị công an đánh đập.”Mỗi lần từ chối là mỗi lần ông Pá bị đánh dã man vào mặt và đầu, và dọa đem đi thủ tiêu. Cuối cùng ông bị 4 công an đè xuống để lấy dấu vân tay in lung tung trên các tờ giấy của họ. Công an Hùng, kẻ tra tấn và dọa giết ông dã man nhất, bắt ông Pá ký thêm một biên bản về việc ông không bị công an đánh đập. Công an Ngọc cũng yêu cầu ông Pá ký riêng cho hắn thêm một giấy nói hắn đối xử tốt để hắn khỏi bị khiển trách. Công an Thiết là kẻ tra tấn và dọa giết ông Pá nhiều nhất khi hắn bắt ông ký vào các biên bản và giấy tờ.
Để phản đối hành vi tra khảo ông Pá đã hai lần lao mình vào cửa sổ để nhảy lầu và một lần húc đầu vào tường để tự hủy mình nhưng bất thành. Sau mỗi lần như vậy các công an đều hứa hẹn sẽ cho ông về.
Lúc 17g ngày 31/8/2015 công an lại trùm áo lót đen lên đầu ông Pá và đưa ông ra thả ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang mặc dù trước đó mấy phút họ còn khẳng định rằng ông Pá đang ở Hà Nội sau khi ông Pá nhắn tin cho gia đình đến thành phố Tuyên Quang để tìm và cứu ông. Họ gọi xe khách đến đưa ông về bến xe thành phố Hà Giang.
Sức khoẻ: chấn thương sọ não, tâm lý bị dao động mạnh
Ông Mã văn Pá hiện có những triệu chứng bị chấn thương sọ não, mắt và trán bị sưng, trên mặt và trong người có nhiều vết bầm, luôn bị nhức đầu dữ dội và tâm lý bị giao động mạnh.
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã được thông báo ngay sau khi ông Pá bị cảnh sát giao thông thành phố Hà Giang bắt giữ. Báo cáo viên Đặc biệt về Tự Do tôn giáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhận được báo cáo khẩn vì ông Pá đã gặp Báo cáo viên LHQ vào tháng 7/2014 tại Tuyên Quang.
Gia đình Mã Văn Pá
September 5, 2015
Tín đồ Hmông Ma Văn Pá bị công an Việt Nam bắt cóc và tra tấn
by Nhan Quyen • Ma Van Pa
Ông Ma Văn Pá
IJAVN | 05-09-2015
Thông cáo báo chí làm tại tỉnh Cao Bằng, ngày 4/9/2015: Tín đồ Hmông Ma Văn Pá bị công an Việt Nam bắt cóc và tra tấn.
Một tín đồ Hmông theo đạo Dương Văn Mình ở tỉnh Cao Bằng, ông Ma Văn Pá, 30 tuổi, đã bị công an Việt Nam bắt cóc vào ngày 30/8/2015 và tra tấn dã man liên tiếp trong 2 ngày. Lý do là ông đã đến gặp Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) tại Hà Nội vào ngày 29/8/2015.
Ông Ma Văn Pá rõ ràng bị tra tấn theo định nghĩa của Công ước Chống Tra tấn và Các Cách Đối xử hoặc Trừng phạt Dã man, Vô nhân đạo và Hạ nhục (CAT) mà Việt Nam đã tham gia từ năm 2013. Các nhân viên công an đã cố ý gây đau đớn lớn lao về thể xác và khủng bố tinh thần bằng cách dọa thủ tiêu để trừng phạt ông, bắt ông phải nhận tội, ký nhận đủ loại giấy tờ – mặc dù biết rằng tất cả lời khai, chữ ký hay điềm chỉ đều vô giá trị trong trường hợp này.
Gia đình ông Ma Văn Pá yêu cầu chính phủ Việt Nam mở ngay cuộc điều tra về hành vi sai phạm nghiêm trọng này, truy tìm các thủ phạm cũng như đồng phạm và truy tố họ vì tội bắt cóc và tra tấn theo pháp luật hiện hành.
Ngày 30/8/2015: Bị bắt cóc và tra tấn vì đã gặp USCIRF
Ông Pá bị cảnh sát giao thông bắt khi đi trên một chiếc xe khách đang chạy gần đến thành phố Hà Giang. Ông Pá chỉ kịp thông báo những thông tin này cho gia đình biết vào lúc 11g sáng ngày 30/8/2015. Nhưng thay vì đưa ông về trụ sở cảnh sát giao thông để kiểm tra giấy tờ, công an đã đưa ông thẳng vào Công an thành phố Hà Giang để cho những người tự xưng là người của Bộ Công An với tên là Hùng, Thiết và Ngọc thẩm vấn. Cuộc thẩm vấn xoay quanh buổi gặp USCIRF: thành viên USCIRF gồm những ai? Ai thông dịch? Phái đoàn Hmông gồm có ai? Pá đã đưa gì cho USCIRF? Họ đánh ông Pá vì cho rằng ông Pá nói sai về người Hmông và tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ đánh, đấm vào mặt vào đầu mỗi khi ông Pá không trả lời họ và dọa sẽ dùng biện pháp nặng hơn nữa. Họ bắt ông ký vào biên bản ghi rằng ông không bị đánh đập gì trong buổi làm việc. Nhưng ông Pá không đồng ý ký. Sau đó họ mở máy laptop của ông cũng như bắt ông cho biết mật khẩu của điện thoại nhưng ông không đồng ý.
Vì nơi giam giữ ông Pá đã bị lộ và gia đình của ông đang đấu tranh đòi người ở ngoài cổng trụ sở Công An thành phố Hà Giang nên vào lúc 6g chiều ngày 30/8/2015 công an đã dùng kế điệu hổ ly sơn. Một mặt ông Hoàng Trung Dũng, Đội trưởng Đội An Ninh (công an thành phố Hà Giang), đi ra mời gia đình vào để hỏi nguyện vọng. Mặt khác các công an Hùng, Thiết, Ngọc và một công an khác đã trùm một cái áo lót đen và hai cái túi ni lông lên đầu ông Pá và đưa ông Pá đi bằng xe taxi khỏi trụ sở của Công an Thành phố Hà Giang. Trên đường đi họ để mặc cho ông bị nghẹt thở, đến khi ông sắp ngất thì họ mới bỏ túi ni lông ra. Họ đưa ông đến một khách sạn ở thành phố Tuyên Quang và bảo rằng ông đang ở Hà Nội. Ông Pá biết họ nói dối vì trên đường đi, có lúc cái áo bị tụt xuống khiến ông thấy quang cảnh quen thuộc của tỉnh Tuyên Quang.
Vào lúc 20g tại trụ sở Công an Thành phố Hà Giang, ông Hoàng Trung Dũng, thông báo cho gia đình rằng ông đã hỏi khắp phường và không biết ai bắt ông Pá. Ông khuyên gia đình nên về nhà.
Ngày 31/8/2015: Bị tra tấn vì không chịu ký biên bản làm việc – Ba lần phản đối bằng tự tử
Trong ngày 31/8/2015, gia đình ông Pá tiếp tục đi tìm ông. Lúc 14g30 gia đình ông Pá nộp đơn kêu cứu để tìm người tại Sở Công an Tỉnh Hà Giang và cuối cùng được nơi đó trả lời là ông Pá đang bị Công An Thành phố Hà Giang bắt giữ. Trở lại gặp Công An Thành phố Hà Giang lúc 15g30 để đòi xem lệnh bắt và lý do bắt thì nơi đó cho biết đã chuyển lệnh bắt về cho địa chỉ của ông Pá ở Cao Bằng. Công an Hoàng Trung Dũng còn nói người bắt ông Pá là Công An tỉnh Cao Bằng.
Trong khi đó ông Pá đang bị giam giữ và tra khảo ở một nơi bí mật tại thành phố Tuyên Quang. Suốt ngày các công an Hùng, Thiết, Ngọc thay nhau bắt ông Pá ký vào các tài liệu mà họ nói đã được in từ máy laptop của ông Pá, đòi cho biết mật khẩu điện thoại và bắt ký vào biên bản làm việc về vụ đi gặp UCSIRF. Ông Pá không chịu ký vào các tài liệu vì không biết có phải của mình không. Ông không ký biên bản vì ông không được tự tay cầm đọc nó mà chỉ thấy công an Thiết vừa đọc vừa dùng tay che một số đoạn. Ông cũng không đồng ý nội dung biên bản ghi rằng buổi làm việc về chuyến đi gặp USCIRF của ông Pá đã diễn ra trong không khí thoải mái, bình tĩnh, không bị đánh đập,… và sau khi làm việc với công an thì“tôi (Pá) thấy việc đi gặp người nước ngoài là sai và vi phạm pháp luật và tôi công nhận những gì có trong laptop là của tôi và không bị công an đánh đập.”Mỗi lần từ chối là mỗi lần ông Pá bị đánh dã man vào mặt và đầu, và dọa đem đi thủ tiêu. Cuối cùng ông bị 4 công an đè xuống để lấy dấu vân tay in lung tung trên các tờ giấy của họ. Công an Hùng, kẻ tra tấn và dọa giết ông dã man nhất, bắt ông Pá ký thêm một biên bản về việc ông không bị công an đánh đập. Công an Ngọc cũng yêu cầu ông Pá ký riêng cho hắn thêm một giấy nói hắn đối xử tốt để hắn khỏi bị khiển trách. Công an Thiết là kẻ tra tấn và dọa giết ông Pá nhiều nhất khi hắn bắt ông ký vào các biên bản và giấy tờ.
Để phản đối hành vi tra khảo ông Pá đã hai lần lao mình vào cửa sổ để nhảy lầu và một lần húc đầu vào tường để tự hủy mình nhưng bất thành. Sau mỗi lần như vậy các công an đều hứa hẹn sẽ cho ông về.
Lúc 17g ngày 31/8/2015 công an lại trùm áo lót đen lên đầu ông Pá và đưa ông ra thả ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang mặc dù trước đó mấy phút họ còn khẳng định rằng ông Pá đang ở Hà Nội sau khi ông Pá nhắn tin cho gia đình đến thành phố Tuyên Quang để tìm và cứu ông. Họ gọi xe khách đến đưa ông về bến xe thành phố Hà Giang.
Sức khoẻ: chấn thương sọ não, tâm lý bị dao động mạnh
Ông Mã văn Pá hiện có những triệu chứng bị chấn thương sọ não, mắt và trán bị sưng, trên mặt và trong người có nhiều vết bầm, luôn bị nhức đầu dữ dội và tâm lý bị giao động mạnh.
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã được thông báo ngay sau khi ông Pá bị cảnh sát giao thông thành phố Hà Giang bắt giữ. Báo cáo viên Đặc biệt về Tự Do tôn giáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhận được báo cáo khẩn vì ông Pá đã gặp Báo cáo viên LHQ vào tháng 7/2014 tại Tuyên Quang.
Gia đình Mã Văn Pá