Defend the Defenders | 17/9/2014
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăng quân hàm thượng tướng cho Thứ trưởng công an Tô Lâm trong khi chính quyền Hà Nội tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội.
Thứ trưởng Lâm, 57 tuổi, đứng đầu lực lượng an ninh Việt Nam, là thượng tướng thứ năm của Bộ Công an. Hai thứ trưởng còn lại mang hàm trung tướng.
Tướng Lâm được thăng cấp hai năm trước Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian mà chính quyền độc đảng tăng cường trấn áp đối lập chính trị và các tổ chức dân sự.
Tháng trước, chính quyền cộng sản kết án 3 năm tù giam đối với Bùi Thị Minh Hằng, một trong những người tích cực nhất của phong trào chống bá quyền Trung Quốc, và chống lại việc thu hồi ruộng đất của chính quyền cơ sở ở nhiều nơi trong nước.
Mấy tháng trước đây, Việt Nam cũng bắt giữ Nguyễn Hữu Vinh, một blogger và là thành viên sáng lập của trang mạng nổi tiếng AnhBaSam.
Rất nhiều các nhà bất đồng chính kiến và các nhân vật hoạt động dân sự bị tấn công bởi côn đồ dưới sự bảo trợ của lực lượng an ninh trong khi nhiều người khác bị theo dõi, đàn áp bởi nhà chức trách, theo các tổ chức nhân quyền độc lập và truyền thông nước ngoài.
Ngày 16, tổ chức Human Rights Watch có trụ sở tại New York ra một báo cáo về tình trạng bạo lực gây ra bởi công an Việt Nam, nói rằng công an đánh đập dã man người đang bị giam giữ ở đồn cảnh sát ở nhiều nơi trong nước.
Trong bản báo cáo dày 96 trang với tựa đề “Tình trạng mất an ninh công cộng- Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam”, HRW thống kê tình trạng công an lạm dụng bạo lực trong 44 tỉnh và năm thành phố lớn nhất trong số 63 tỉnh và thành phố của cả nước trong thời gian giữa tháng 8 năm 2010 và tháng 7 năm 2014.
Theo đó, có 14 người chết trong đồn cảnh sát mà chính lực lượng công an nhận là do tra tấn, 4 người chết không rõ nguyên nhân và 6 người được cho là tự sát còn bốn người bị cho là chết vì bệnh.
Thêm vào đó, 11 người khác bị tổn thương nghiêm trọng vì sự tra tấn của cảnh sát Việt Nam.
Theo HRW, công an Việt Nam hành động như là một tổ chức chính trị để bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam giữ địa vị độc tôn chứ không phải là một tổ chức chuyên nghiệp để bảo đảm an ninh công cộng. Việt Nam không có nền văn hóa tư pháp mạnh mẽ, thiếu cơ chế kiểm tra-giám sát những lực lượng hành pháp trong khi truyền thông lại nằm trong tay nhà nước không khuyến khích điều tra báo chí, tổ chức nhân quyền thế giới cho biết.
Vũ Quốc Ngữ
September 19, 2014
Tướng An Ninh Được Thăng Hàm Giữa Lúc Việt Nam Tăng Cường Trấn Áp Đối Lập
by HR Defender • Bui Thi Minh Hang, Nguyen Huu Vinh (Anh Ba Sam)
Defend the Defenders | 17/9/2014
Thứ trưởng Lâm, 57 tuổi, đứng đầu lực lượng an ninh Việt Nam, là thượng tướng thứ năm của Bộ Công an. Hai thứ trưởng còn lại mang hàm trung tướng.
Tướng Lâm được thăng cấp hai năm trước Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian mà chính quyền độc đảng tăng cường trấn áp đối lập chính trị và các tổ chức dân sự.
Tháng trước, chính quyền cộng sản kết án 3 năm tù giam đối với Bùi Thị Minh Hằng, một trong những người tích cực nhất của phong trào chống bá quyền Trung Quốc, và chống lại việc thu hồi ruộng đất của chính quyền cơ sở ở nhiều nơi trong nước.
Mấy tháng trước đây, Việt Nam cũng bắt giữ Nguyễn Hữu Vinh, một blogger và là thành viên sáng lập của trang mạng nổi tiếng AnhBaSam.
Rất nhiều các nhà bất đồng chính kiến và các nhân vật hoạt động dân sự bị tấn công bởi côn đồ dưới sự bảo trợ của lực lượng an ninh trong khi nhiều người khác bị theo dõi, đàn áp bởi nhà chức trách, theo các tổ chức nhân quyền độc lập và truyền thông nước ngoài.
Ngày 16, tổ chức Human Rights Watch có trụ sở tại New York ra một báo cáo về tình trạng bạo lực gây ra bởi công an Việt Nam, nói rằng công an đánh đập dã man người đang bị giam giữ ở đồn cảnh sát ở nhiều nơi trong nước.
Trong bản báo cáo dày 96 trang với tựa đề “Tình trạng mất an ninh công cộng- Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam”, HRW thống kê tình trạng công an lạm dụng bạo lực trong 44 tỉnh và năm thành phố lớn nhất trong số 63 tỉnh và thành phố của cả nước trong thời gian giữa tháng 8 năm 2010 và tháng 7 năm 2014.
Theo đó, có 14 người chết trong đồn cảnh sát mà chính lực lượng công an nhận là do tra tấn, 4 người chết không rõ nguyên nhân và 6 người được cho là tự sát còn bốn người bị cho là chết vì bệnh.
Thêm vào đó, 11 người khác bị tổn thương nghiêm trọng vì sự tra tấn của cảnh sát Việt Nam.
Theo HRW, công an Việt Nam hành động như là một tổ chức chính trị để bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam giữ địa vị độc tôn chứ không phải là một tổ chức chuyên nghiệp để bảo đảm an ninh công cộng. Việt Nam không có nền văn hóa tư pháp mạnh mẽ, thiếu cơ chế kiểm tra-giám sát những lực lượng hành pháp trong khi truyền thông lại nằm trong tay nhà nước không khuyến khích điều tra báo chí, tổ chức nhân quyền thế giới cho biết.
Vũ Quốc Ngữ