Ra tù hôm thứ Bảy, 13/9/2014, ông Đào nói nói ông bị sút 10 kg và vẫn còn ‘bị choáng’ về mặt tinh thần cũng như ‘hẫng hụt’ về tình cảm sau khi nhận bản án mà ông cho rằng ông không đáng phải nhận mà chỉ phạm lỗi về mặt ‘hành chính’
Tòa phúc thẩm hồi tháng 6 đã xử kín và quyết định y án với ông Phạm Viết Đào
BBC | Cập nhật 13/09/2014
Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, người vừa ra tù sau khi mãn hạn bản án 15 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 của Bộ Luật hình sự thuật lại với BBC về những gì đã xảy ra với ông sau khi ông bị bắt giam và trong suốt thời gian bị cầm tù.
Ra tù hôm thứ Bảy, 13/9/2014, ông Đào nói nói ông bị sút 10 kg và vẫn còn ‘bị choáng’ về mặt tinh thần cũng như ‘hẫng hụt’ về tình cảm sau khi nhận bản án mà ông cho rằng ông không đáng phải nhận mà chỉ phạm lỗi về mặt ‘hành chính’.
‘Nặng nề, o ép’Blogger nói ông đã bị chính quyền tiếp tục theo dõi chặt chẽ, theo dõi bí mật ở trong tù vì nghi ông ‘là phái viên’ của đài báo nước ngoài’ để thâm nhập, quan sát nhà tù Việt Nam từ bên trong để điều tra, cũng như nghi ông móc nối đưa thông tin ‘từ trong tù ra ngoài’, hoặc ông làm việc cho một cơ quan tổ chức nào đó.
Cựu quan chức thanh tra tham nhũng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch than phiền ông đã bị giam cầm trong điều kiện ‘nặng nề’, ‘khắc nghiệt’, bị ‘o ép về mặt tinh thần’ phải trải qua nhiều khó khăn do tuổi tác cao.
Trong cuộc trao đổi với BBC ngay sau khi về với gia đình, ông Đào cho hay ông đã phải ‘nhận lỗi’ và từ chối luật sư bào chữa để làm giảm thời gian và độ nặng của án tù đối với ông, nhưng khẳng định rằng ông không hề phạm tội hình sự, hoặc có mục đích chính trị, hoạt động chống phá, mà chỉ lên tiếng ôn hòa bằng những ‘con chữ’ để đóng góp một ý kiến như một công dân.
Trích dẫn một bài báo của dân biểu Dương Trung Quốc gần đây trong dịp 2/9 năm nay, ông Đào nói Việt Nam vẫn chưa tôn trọng ‘các quyền tự do, dân chủ’ của người dân, mà trong đó có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt.
Cựu tù nhân chính trị sinh năm 1952 cũng so sánh mức án của ông nhận được với mức án của một blogger khác bị bắt cùng thời gian là ông Trương Duy Nhất, và nói ông không thể ‘khăng khăng’ như ông Nhất, vì tuổi tác của ông ‘cao hơn’ và do đó e rằng bị giam lâu trong tù sẽ khó khăn hơn cho tính mạng và sức khỏe của ông.
September 15, 2014
‘Họ vẫn dò xét tôi khi ở trong tù’
by Nhan Quyen • Pham Viet Dao
Tòa phúc thẩm hồi tháng 6 đã xử kín và quyết định y án với ông Phạm Viết Đào
BBC | Cập nhật 13/09/2014
Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, người vừa ra tù sau khi mãn hạn bản án 15 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 của Bộ Luật hình sự thuật lại với BBC về những gì đã xảy ra với ông sau khi ông bị bắt giam và trong suốt thời gian bị cầm tù.
Ra tù hôm thứ Bảy, 13/9/2014, ông Đào nói nói ông bị sút 10 kg và vẫn còn ‘bị choáng’ về mặt tinh thần cũng như ‘hẫng hụt’ về tình cảm sau khi nhận bản án mà ông cho rằng ông không đáng phải nhận mà chỉ phạm lỗi về mặt ‘hành chính’.
‘Nặng nề, o ép’Blogger nói ông đã bị chính quyền tiếp tục theo dõi chặt chẽ, theo dõi bí mật ở trong tù vì nghi ông ‘là phái viên’ của đài báo nước ngoài’ để thâm nhập, quan sát nhà tù Việt Nam từ bên trong để điều tra, cũng như nghi ông móc nối đưa thông tin ‘từ trong tù ra ngoài’, hoặc ông làm việc cho một cơ quan tổ chức nào đó.
Cựu quan chức thanh tra tham nhũng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch than phiền ông đã bị giam cầm trong điều kiện ‘nặng nề’, ‘khắc nghiệt’, bị ‘o ép về mặt tinh thần’ phải trải qua nhiều khó khăn do tuổi tác cao.
Trong cuộc trao đổi với BBC ngay sau khi về với gia đình, ông Đào cho hay ông đã phải ‘nhận lỗi’ và từ chối luật sư bào chữa để làm giảm thời gian và độ nặng của án tù đối với ông, nhưng khẳng định rằng ông không hề phạm tội hình sự, hoặc có mục đích chính trị, hoạt động chống phá, mà chỉ lên tiếng ôn hòa bằng những ‘con chữ’ để đóng góp một ý kiến như một công dân.
Trích dẫn một bài báo của dân biểu Dương Trung Quốc gần đây trong dịp 2/9 năm nay, ông Đào nói Việt Nam vẫn chưa tôn trọng ‘các quyền tự do, dân chủ’ của người dân, mà trong đó có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt.
Cựu tù nhân chính trị sinh năm 1952 cũng so sánh mức án của ông nhận được với mức án của một blogger khác bị bắt cùng thời gian là ông Trương Duy Nhất, và nói ông không thể ‘khăng khăng’ như ông Nhất, vì tuổi tác của ông ‘cao hơn’ và do đó e rằng bị giam lâu trong tù sẽ khó khăn hơn cho tính mạng và sức khỏe của ông.