Ông Nghĩa tố cáo bị phía trại giam ‘bịt miệng’ khi tìm cách thông báo về việc blogger Điếu Cày tuyệt thực
BBC | Cập nhật 12/09/2014
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người vừa mãn hạn tù, nói ông sẽ tiếp tục “nói lên sự thật” vì đó là “nhiệm vụ chính đáng” của một nhà văn.
Ông Nghĩa bị bắt giữ cùng nhiều nhà hoạt động khác trong đợt trấn áp hồi tháng 9 năm 2008.
Đến tháng 10 năm 2009, ông bị tuyên án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế tại gia vì tội ‘Tuyên truyền chống phá Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Trả lời BBC qua điện thoại ngày 12/9, ông cho biết tình trạng sức khỏe của ông sau khi ra tù dù “yếu nhưng vẫn đủ sức làm việc”.
Ông cũng cho biết sẽ không thay đổi con đường đã chọn trước khi bị bắt giữ.
“Tôi là một nhà văn, một nhà văn nếu không viết đúng sự thật thì nhà văn thì sẽ mang một nỗi buồn bực ghê gớm”, ông nói.
“Tôi sẽ tiếp tục viết và nói sự thật. Viết cho tổ quốc, cho nhân dân tôi là một con đường chính nghĩa”.
‘Không cho nói về Điếu Cày’
Ông Nghĩa nói ông ít được tiếp cận với thông tin bên ngoài ở trong tù và đã nhiều lần bị đánh đập.
“Có quy định là chúng tôi gặp gia đình một tháng một lần và mỗi lần chỉ trong 5 phút”.
“Thế nhưng khi nói đến những chuyện mà họ cho là nhạy cảm thì họ sẽ ngắt ngang lời gia đình”.
“Họ còn bịt mồm khi tôi đưa thông tin về việc ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, tuyệt thực 25 ngày do bị biệt giam”.
“Ông Hải bị biệt giam vô cớ, mà nơi biệt giam thì cực kỳ khổ sở. Tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải đưa thông tin ra bên ngoài nên đã thông báo với vợ tôi”.
“Sau khi thông tin được đưa ra ngoài thì cũng nhờ dư luận và sức ép mà họ đã ngưng biệt giam ông Điếu Cày”.
“Khi chúng tôi tạm biệt nhau thì ông Hải cũng nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ ông ấy”.
Ông Nghĩa cũng cho biết đã từng bị “một người bị án chung thân đánh đập”.
“Cùng giam chung với chúng tôi có hai người bị giam vì làm việc cho Trung Quốc”.
“Để lấy công, họ còn vu cáo ông Hải là tuyên truyền chống đối nhà nước trong tù”.
Ông Nghĩa sinh ra trong một gia đình có ‘truyền thống cách mạng’ tại Nghệ An và từng du học Tiệp Khắc trong những năm 1967 – 1970, thời gian xảy ra cuộc cải cách Mùa xuân Praha.
Trở về nước, ông làm việc cho một công ty cơ khí của Hải Phòng và bắt đầu tham gia vào các hoạt động đấu tranh cho dân chủ.
Ông cũng đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2007-2008.
Trước khi bị bắt, ông cũng được cho là đã viết đơn yêu cầu UBND TP Hà Nội cho tổ chức cuộc biểu tình đòi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế, khi Viêt Nam đang đối mặt với mức lạm phát kỷ lục, lên đến gần 23%.
Hồi năm 2011, ông được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellman-Hammett.
September 13, 2014
‘Tôi sẽ tiếp tục nói sự thật’
by Nhan Quyen • Nguyen Van Hai (Dieu Cay), Nguyen Xuan Nghia
Ông Nghĩa tố cáo bị phía trại giam ‘bịt miệng’ khi tìm cách thông báo về việc blogger Điếu Cày tuyệt thực
BBC | Cập nhật 12/09/2014
Ông Nghĩa bị bắt giữ cùng nhiều nhà hoạt động khác trong đợt trấn áp hồi tháng 9 năm 2008.
Đến tháng 10 năm 2009, ông bị tuyên án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế tại gia vì tội ‘Tuyên truyền chống phá Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Trả lời BBC qua điện thoại ngày 12/9, ông cho biết tình trạng sức khỏe của ông sau khi ra tù dù “yếu nhưng vẫn đủ sức làm việc”.
Ông cũng cho biết sẽ không thay đổi con đường đã chọn trước khi bị bắt giữ.
“Tôi là một nhà văn, một nhà văn nếu không viết đúng sự thật thì nhà văn thì sẽ mang một nỗi buồn bực ghê gớm”, ông nói.
“Tôi sẽ tiếp tục viết và nói sự thật. Viết cho tổ quốc, cho nhân dân tôi là một con đường chính nghĩa”.
‘Không cho nói về Điếu Cày’
Ông Nghĩa nói ông ít được tiếp cận với thông tin bên ngoài ở trong tù và đã nhiều lần bị đánh đập.
“Có quy định là chúng tôi gặp gia đình một tháng một lần và mỗi lần chỉ trong 5 phút”.
“Thế nhưng khi nói đến những chuyện mà họ cho là nhạy cảm thì họ sẽ ngắt ngang lời gia đình”.
“Họ còn bịt mồm khi tôi đưa thông tin về việc ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, tuyệt thực 25 ngày do bị biệt giam”.
“Ông Hải bị biệt giam vô cớ, mà nơi biệt giam thì cực kỳ khổ sở. Tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải đưa thông tin ra bên ngoài nên đã thông báo với vợ tôi”.
“Sau khi thông tin được đưa ra ngoài thì cũng nhờ dư luận và sức ép mà họ đã ngưng biệt giam ông Điếu Cày”.
“Khi chúng tôi tạm biệt nhau thì ông Hải cũng nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ ông ấy”.
Ông Nghĩa cũng cho biết đã từng bị “một người bị án chung thân đánh đập”.
“Cùng giam chung với chúng tôi có hai người bị giam vì làm việc cho Trung Quốc”.
“Để lấy công, họ còn vu cáo ông Hải là tuyên truyền chống đối nhà nước trong tù”.
Ông Nghĩa sinh ra trong một gia đình có ‘truyền thống cách mạng’ tại Nghệ An và từng du học Tiệp Khắc trong những năm 1967 – 1970, thời gian xảy ra cuộc cải cách Mùa xuân Praha.
Trở về nước, ông làm việc cho một công ty cơ khí của Hải Phòng và bắt đầu tham gia vào các hoạt động đấu tranh cho dân chủ.
Ông cũng đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2007-2008.
Trước khi bị bắt, ông cũng được cho là đã viết đơn yêu cầu UBND TP Hà Nội cho tổ chức cuộc biểu tình đòi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế, khi Viêt Nam đang đối mặt với mức lạm phát kỷ lục, lên đến gần 23%.
Hồi năm 2011, ông được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellman-Hammett.