Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết trong tháng 8 tới, cơ quan này sẽ tổ chức phiên điều trần, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc truy bức, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong thời gian qua
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Đối với những vụ án còn khiếu nại kéo dài có được đưa ra mổ xẻ, xem xét?– Tất cả những vấn đề liên quan đến người dân mà còn oan sai thì các cơ quan nhà nước còn có trách nhiệm. Đó là nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Nếu người dân còn kêu oan thì cơ quan nhà nước phải rà soát lại, xem có oan hay không. Đến khi nào có trả lời chính thức thì quá trình đó mới dừng lại.Từ khía cạnh pháp luật, theo ông có kẽ hở nào không khi vụ án đã trải qua các phiên xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nhưng vẫn có thể xảy ra oan sai?– Về cơ bản, pháp luật tố tụng hình sự hết sức chặt chẽ. Tôi đã 4 lần tham gia làm Bộ Luật Tố tụng hình sự và tất nhiên vẫn còn có vấn đề nhưng nếu làm tốt thì khó mà xảy ra oan sai. Rõ ràng, trong quá trình thực hiện có những cái chưa tốt, chưa đúng nên mới xảy ra oan sai. Xảy ra oan sai có rất nhiều nguyên nhân nhưng tôi có thể khẳng định 80%-90% là do tổ chức thực hiện pháp luật. Đừng đổ tội cho pháp luật bởi pháp luật có thể chưa hoàn thiện nhưng nếu chúng ta thực hiện tốt pháp luật, tôi tin rằng những tồn tại đó không thể xảy ra.
Đã có ý kiến nếu tại phiên tòa, bị cáo khai bị ép cung, nhục hình thì có thể triệu tập điều tra viên để làm cho rõ, ông nghĩ sao về đề xuất này?– Theo quy định, viện kiểm sát đã kiểm sát cơ quan điều tra từ quá trình tạm giữ hình sự người liên quan, chứ chưa nói tới quá trình khởi tố hình sự. Nếu có việc truy bức, nhục hình thì viện kiểm sát phải nắm được. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan điều tra như thế nào sẽ được xem xét, tính đến khi tổng kết thực hiện Bộ Luật Tố tụng hình sự trong thời gian tới. Đặc biệt là điều tra viên chính trong các vụ án hình sự trước tòa như thế nào, chứ không chỉ có cơ quan công tố như hiện nay.Việc xây dựng, sửa đổi Luật Tạm giam, tạm giữ; Luật Tố tụng hình sự; Luật Hình sự sắp tới có tính tới việc lắp đặt camera ở phòng hỏi cung để góp phần chống bức cung, nhục hình không, thưa ông ?– Chống truy bức, bức cung, nhục hình chỉ là một biện pháp kỹ thuật thôi. Để chống được tình trạng này, chúng ta phải áp dụng cả chục biện pháp, trong đó, việc lắp camera chỉ là một biện pháp. Chúng ta phải làm từ ngọn, tiêu chuẩn tuyển dụng điều tra viên, cách bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan điều tra…Vai trò của luật sư có được tăng cường khi sửa các luật nói trên?– Tăng cường vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng cũng góp phần giảm bức cung, nhục hình.
Làm việc với VKSND Tối cao chiều 8-7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu VKSND Tối cao phải chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan để giảm thiểu tối đa án oan sai, cũng như xử nghiêm các trường hợp xâm phạm hoạt động tư pháp. Theo Chủ tịch nước, số lượng án xâm phạm hoạt động tư pháp không nhiều nhưng chỉ cần mỗi năm, mỗi cơ quan xảy ra một vụ cũng đủ gây ra tai họa lớn.
Người thân cầm ảnh ông Nguyễn Mậu Thuận tại phiên tòa sơ thẩm Ảnh: ĐỖ DU
Nhiều vụ bức cung, nhục hình Chiều 9-7-2014, HĐXX TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ sang VKSND tỉnh Phú Yên để điều tra lại vụ án 5 cán bộ Công an TP Tuy Hòa dùng nhục hình dẫn tới chết người.Ngày 8-5, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử 4 bị cáo nguyên là công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội về tội giết người. Trước đó, ngày 30-8-2012, tại trụ sở công an xã, 4 bị cáo này đã đánh để xét hỏi dẫn tới cái chết của ông Nguyễn Mậu Thuận. HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì có dấu hiệu vi phạm tố tụng.Ngày 9-5, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 cán bộ thụ lý, kiểm sát điều tra vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) về hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án. Ông Chấn bị bắt giam, truy tố và lĩnh án tù chung thân về hành vi giết người vào năm 2003. Sau khi được minh oan và trở về nhà, ông Chấn đã có đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo việc mình bị ép cung để nhận tội.Trong vụ án trộm cổ vật ở Bắc Giang xảy ra từ tháng 6-2001 đến 7-2003, cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang đã cáo buộc 8 người gây ra hàng loạt vụ trộm ở nhiều đình, chùa. Trong các phiên tòa, cả 8 bị cáo này đều tố bị ép cung, nhục hình trong quá trình giam giữ, lấy lời khai.
July 14, 2014
Điều trần về bức cung, nhục hình
by Nhan Quyen • Ngo Thanh Kieu
NLD | 13/07/2014
Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Đối với những vụ án còn khiếu nại kéo dài có được đưa ra mổ xẻ, xem xét?– Tất cả những vấn đề liên quan đến người dân mà còn oan sai thì các cơ quan nhà nước còn có trách nhiệm. Đó là nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Nếu người dân còn kêu oan thì cơ quan nhà nước phải rà soát lại, xem có oan hay không. Đến khi nào có trả lời chính thức thì quá trình đó mới dừng lại.Từ khía cạnh pháp luật, theo ông có kẽ hở nào không khi vụ án đã trải qua các phiên xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nhưng vẫn có thể xảy ra oan sai?– Về cơ bản, pháp luật tố tụng hình sự hết sức chặt chẽ. Tôi đã 4 lần tham gia làm Bộ Luật Tố tụng hình sự và tất nhiên vẫn còn có vấn đề nhưng nếu làm tốt thì khó mà xảy ra oan sai. Rõ ràng, trong quá trình thực hiện có những cái chưa tốt, chưa đúng nên mới xảy ra oan sai. Xảy ra oan sai có rất nhiều nguyên nhân nhưng tôi có thể khẳng định 80%-90% là do tổ chức thực hiện pháp luật. Đừng đổ tội cho pháp luật bởi pháp luật có thể chưa hoàn thiện nhưng nếu chúng ta thực hiện tốt pháp luật, tôi tin rằng những tồn tại đó không thể xảy ra.
Người thân cầm ảnh ông Nguyễn Mậu Thuận tại phiên tòa sơ thẩm Ảnh: ĐỖ DU