Trà Mi-VOA | 08.11.2013
Một blogger cổ súy truyền thông xã hội và tự do ngôn luận đưa lên Facebook tin tức mình bị chính quyền cầm giữ sau chuyến quốc tế vận đòi Việt Nam hủy bỏ điều luật 258, một dấu hiệu cho thấy mạng xã hội đang phát huy hiệu quả với phong trào hoạt động trong nước, gây sự lo lắng cho giới cầm quyền.
Ngay sau khi anh Nguyễn Lân Thắng được thả, đầu tuần này trên một số trang mạng mang tên các lãnh đạo Việt Nam như nguyentandung.org hay truongtansang.net, xuất hiện các bài báo lên án các hoạt động của anh vận động cho tự do ngôn luận, cho truyền thông xã hội là ‘xằng bậy’, ‘phá hoạt đất nước’, kiểu dọn đường dư luận thường thấy trước khi nhà cầm quyền có biện pháp mạnh tay với các nhà hoạt động tại Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên VOA, anh Thắng nói anh không hề nao núng trước những cách đáp trả của nhà cầm quyền. Anh khẳng định truyền thông xã hội là sức mạnh của người dân trước những sự đàn áp hay bất công và kêu gọi mọi người tận dụng hữu hiệu công cụ này để phát huy dân chủ và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc trao đổi với nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng
Trà Mi: Tác giả các bài viết trên các trang mạng như nguyentandung.org hay truongtansang.net nói anh xuất thân từ gia tộc Nguyễn Lân danh tiếng về học vị gồm nhiều thế hệ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ cống hiến cho đất nước, nhưng thay vì tiếp tục truyền thống cha ông, anh lại đi ‘kêu gọi chống Đảng’ gieo tai tiếng cho gia đình. Tác giả đặt câu hỏi liệu anh có thấy thẹn với danh giá tổ tiên? Anh suy nghĩ thế nào?
Tác giả bài báo phê phán anh là ‘đứa con bất hiếu, đứa cháu trịch thượng” đi ngược lại nguyện vọng dòng họ Nguyễn Lân khi có những hành động chỉ trích nhà nước. Chính gia đình dòng tộc của anh có ý kiến thế nào về các hoạt động của anh không?
Cuối bài báo lên án anh, tác giả nói những hoạt động xã hội của anh là vết thương không bao giờ lành cho người thân của anh. Anh có thấy đây là một lời cảnh báo mình sắp bị ‘trúng thương’?
Có người bỏ công việc mưu sinh, bỏ công sức thời gian, bỏ qua gia đình, bỏ luôn sự tự do của bản thân chấp nhận cảnh bắt bớ, giam cầm chỉ để được đi biểu tình, để lên tiếng phê phán nhà nước, để kêu gọi người ta quan tâm đến quyền con người của mình, và nhiều cái để khác nữa, nhưng cái để lớn nhất mà mọi người thắc mắc là để làm gì? để được gì?
Anh không theo con đường danh giá của tổ tiên, mà theo con đường dân chủ. Phe thân chính phủ gọi anh là ‘lầm đường, lạc lối’? Anh nghĩ sao?
Anh có suy nghĩ gì về phản ứng của chính quyền với các hoạt động của anh?
November 10, 2013
‘Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại đàn áp’
by Defend the Defenders • Nguyen Lan Thang
Trà Mi-VOA | 08.11.2013
Một blogger cổ súy truyền thông xã hội và tự do ngôn luận đưa lên Facebook tin tức mình bị chính quyền cầm giữ sau chuyến quốc tế vận đòi Việt Nam hủy bỏ điều luật 258, một dấu hiệu cho thấy mạng xã hội đang phát huy hiệu quả với phong trào hoạt động trong nước, gây sự lo lắng cho giới cầm quyền.
Ngay sau khi anh Nguyễn Lân Thắng được thả, đầu tuần này trên một số trang mạng mang tên các lãnh đạo Việt Nam như nguyentandung.org hay truongtansang.net, xuất hiện các bài báo lên án các hoạt động của anh vận động cho tự do ngôn luận, cho truyền thông xã hội là ‘xằng bậy’, ‘phá hoạt đất nước’, kiểu dọn đường dư luận thường thấy trước khi nhà cầm quyền có biện pháp mạnh tay với các nhà hoạt động tại Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên VOA, anh Thắng nói anh không hề nao núng trước những cách đáp trả của nhà cầm quyền. Anh khẳng định truyền thông xã hội là sức mạnh của người dân trước những sự đàn áp hay bất công và kêu gọi mọi người tận dụng hữu hiệu công cụ này để phát huy dân chủ và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc trao đổi với nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng
Trà Mi: Tác giả các bài viết trên các trang mạng như nguyentandung.org hay truongtansang.net nói anh xuất thân từ gia tộc Nguyễn Lân danh tiếng về học vị gồm nhiều thế hệ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ cống hiến cho đất nước, nhưng thay vì tiếp tục truyền thống cha ông, anh lại đi ‘kêu gọi chống Đảng’ gieo tai tiếng cho gia đình. Tác giả đặt câu hỏi liệu anh có thấy thẹn với danh giá tổ tiên? Anh suy nghĩ thế nào?
Tác giả bài báo phê phán anh là ‘đứa con bất hiếu, đứa cháu trịch thượng” đi ngược lại nguyện vọng dòng họ Nguyễn Lân khi có những hành động chỉ trích nhà nước. Chính gia đình dòng tộc của anh có ý kiến thế nào về các hoạt động của anh không?
Cuối bài báo lên án anh, tác giả nói những hoạt động xã hội của anh là vết thương không bao giờ lành cho người thân của anh. Anh có thấy đây là một lời cảnh báo mình sắp bị ‘trúng thương’?
Có người bỏ công việc mưu sinh, bỏ công sức thời gian, bỏ qua gia đình, bỏ luôn sự tự do của bản thân chấp nhận cảnh bắt bớ, giam cầm chỉ để được đi biểu tình, để lên tiếng phê phán nhà nước, để kêu gọi người ta quan tâm đến quyền con người của mình, và nhiều cái để khác nữa, nhưng cái để lớn nhất mà mọi người thắc mắc là để làm gì? để được gì?
Anh không theo con đường danh giá của tổ tiên, mà theo con đường dân chủ. Phe thân chính phủ gọi anh là ‘lầm đường, lạc lối’? Anh nghĩ sao?
Anh có suy nghĩ gì về phản ứng của chính quyền với các hoạt động của anh?