Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên
Defend the Defenders
CHRIS BRUMMITT | AP
31 tháng 10 năm 2013
Một blogger ủng hộ dân chủ đã đưa những tin tức mình bị giam giữ tại Việt Nam thông qua Facebook, một dấu hiệu cho thấy mạng xã hội đang làm dấy lên phong trào hoạt động tại nước này và gây ra sự lo lắng của giới cai trị độc đoán.
Trong một thông điệp video được các nhà hoạt động đưa lên mạng ngay sau khi bị giam giữ tại sân bay Hà Nội vào tối thứ Tư, Nguyễn Lân Thắng cho biết, “Khi bạn nhìn thấy video này chắc chắn, tôi đã bị bắt giữ bởi lực lượng an ninh.”
Cơ quan an ninh hiếm khi bình luận với truyền thông, đã không có bình luận nào vào hôm thứ Năm.
Các nhà hoạt động đã đến sân bay để chào đón Thắng cho biết ông đã bị đưa đi khi ông trở về từ nước ngoài. Các nhà hoạt động bất bạo động thường bị giam giữ trong một hoặc hai ngày và sau đó được thả ra, nhưng cũng có thể bị buộc tội vi phạm an ninh quốc gia và bị tù dài hạn trong một hệ thống pháp luật nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản cầm quyền.
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho biết gia đình và bạn bè của Thắng đã có mặt tại sân bay hôm thứ năm để tìm kiếm thông tin về Nguyễn Lân Thắng. Ông cho biết các quan chức xuất nhập cảnh đã nói với họ rằng Thắng đang “làm việc với cơ quan an ninh” mà không nói gì về việc liệu ông có được phóng thích hay không.
Thắng ghi lại thông điệp ngay trước khi ông bay về nước và nói với bạn bè đưa tin nếu ông bị giam giữ.
Khoảng một phần ba trong dân số 90 triệu người Việt Nam sử dụng mạng. Blog, trang Facebook và YouTube đã nổi lên như là các phương tiện chính cho các nhà hoạt động để truyền bá tin tức, bình luận, video và hình ảnh, để cho người dân Việt Nam được tiếp cận với thông tin bị kiểm duyệt.
Facebook đã nổi lên như một mạng truyền thông xã hội thống trị bất chấp những nỗ lực trước đó của cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn trang này.
Một số ước tính cho rằng số người sử dụng Facebook chiếm đến 70% số người sử dụng Internet ở Việt Nam.
Chính phủ đã tìm cách kiểm soát sự bày tỏ ý kiến trên mạng, nhưng không thể thực hiện một bức tường lửa an toàn như ở nước láng giềng Trung Quốc. Theo Human Rights Watch, ít nhất 61 nhà hoạt động đã bị kết tội và bị tuyên án tù trong năm nay vì thể hiện bất đồng chính ôn hoà, nhiều người trong số họ thông qua Internet. Đây là một sự gia tăng đáng kể so với khoảng 40 bản án trong năm 2012.
* Nguồn: AP
October 31, 2013
AP: Blogger Việt Nam đưa tin bị giam giữ lên Facebook
by Nhan Quyen • Nguyen Lan Thang
Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên
Defend the Defenders
CHRIS BRUMMITT | AP
31 tháng 10 năm 2013
Một blogger ủng hộ dân chủ đã đưa những tin tức mình bị giam giữ tại Việt Nam thông qua Facebook, một dấu hiệu cho thấy mạng xã hội đang làm dấy lên phong trào hoạt động tại nước này và gây ra sự lo lắng của giới cai trị độc đoán.
Trong một thông điệp video được các nhà hoạt động đưa lên mạng ngay sau khi bị giam giữ tại sân bay Hà Nội vào tối thứ Tư, Nguyễn Lân Thắng cho biết, “Khi bạn nhìn thấy video này chắc chắn, tôi đã bị bắt giữ bởi lực lượng an ninh.”
Cơ quan an ninh hiếm khi bình luận với truyền thông, đã không có bình luận nào vào hôm thứ Năm.
Các nhà hoạt động đã đến sân bay để chào đón Thắng cho biết ông đã bị đưa đi khi ông trở về từ nước ngoài. Các nhà hoạt động bất bạo động thường bị giam giữ trong một hoặc hai ngày và sau đó được thả ra, nhưng cũng có thể bị buộc tội vi phạm an ninh quốc gia và bị tù dài hạn trong một hệ thống pháp luật nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản cầm quyền.
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho biết gia đình và bạn bè của Thắng đã có mặt tại sân bay hôm thứ năm để tìm kiếm thông tin về Nguyễn Lân Thắng. Ông cho biết các quan chức xuất nhập cảnh đã nói với họ rằng Thắng đang “làm việc với cơ quan an ninh” mà không nói gì về việc liệu ông có được phóng thích hay không.
Thắng ghi lại thông điệp ngay trước khi ông bay về nước và nói với bạn bè đưa tin nếu ông bị giam giữ.
Khoảng một phần ba trong dân số 90 triệu người Việt Nam sử dụng mạng. Blog, trang Facebook và YouTube đã nổi lên như là các phương tiện chính cho các nhà hoạt động để truyền bá tin tức, bình luận, video và hình ảnh, để cho người dân Việt Nam được tiếp cận với thông tin bị kiểm duyệt.
Facebook đã nổi lên như một mạng truyền thông xã hội thống trị bất chấp những nỗ lực trước đó của cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn trang này.
Một số ước tính cho rằng số người sử dụng Facebook chiếm đến 70% số người sử dụng Internet ở Việt Nam.
Chính phủ đã tìm cách kiểm soát sự bày tỏ ý kiến trên mạng, nhưng không thể thực hiện một bức tường lửa an toàn như ở nước láng giềng Trung Quốc. Theo Human Rights Watch, ít nhất 61 nhà hoạt động đã bị kết tội và bị tuyên án tù trong năm nay vì thể hiện bất đồng chính ôn hoà, nhiều người trong số họ thông qua Internet. Đây là một sự gia tăng đáng kể so với khoảng 40 bản án trong năm 2012.
* Nguồn: AP